Tổ chức ra quân dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại huyện Đạ Huoai (2)
- Được viết: 19-03-2017 13:43
Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết các tháng đầu năm có mưa trái mùa đúng vào thời điểm cây điều ra chồi, lá non, ra hoa đậu trái đã tạo điều kiện cho bọ xít muỗi bùng phát và gây hại trên diện rộng. Ngoài gây hại cây điều, do hết nguồn thức ăn, bọ xít muỗi đã lan tràn sang các cây trồng khác như sầu riêng, măng cụt, chè chích hút các chồi, lá non, chùm hoa, quả gây hiện tượng rụng hoa, rụng trái và cháy đen các chồi, lá non. Theo kết quả kiểm tra của Chi cục Trồng trọt & BVTV, TTNN huyện Đạ Huoai đến nay toàn huyện có 11.824ha điều (9.011ha trồng trên đất nông nghiệp và 2.813ha trồng trên đất lâm nghiệp) nhiễm bọ xít muỗi trong đó nhiễm nặng 7.682ha; trên cây sầu riêng có 2.339ha nhiễm bọ xít muỗi (nhiễm nặng 328,4ha), TLH 35,9 -75%.
Trước sự gia tăng và gây hại ngày càng nghiêm trọng của bọ xít muỗi, ngày 08/03/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định số 472/QĐ-UBND công bố dịch bọ xít muỗi hại điều, đồng thời phê duyệt phương án phòng chống dịch bọ xít muỗi hại điều tại 3 huyện phía Nam tại văn bản số 1119/UBND-NN ngày 10/03/2017.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc triển khai các biện pháp dập dịch bọ xít muỗi hại điều, ngày 13/3/2017 UBND huyện Đạ Huoai đã ban hành Quyết định số 152/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch BXM và bệnh thán thư gây hại cây điều trên địa bàn huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Ngoài ra để hướng dẫn nông dân triển khai công tác dập dịch bọ xít muỗi hại điều, huyện Đạ Huoai đã xây dựng và cấp phát 11 DVD để tuyên truyền trên đài phát thanh các xã, in ấn 6.000 tài liệu cấp trực tiếp cho các hộ nông dân đồng thời tổ chức các xe tuyên truyền lưu động về quy trình phòng chống dịch BXM trên địa bàn các xã, thị trấn trong suốt thời gian ra quân chống dịch.
Ngay sau khi nhận thuốc hỗ trợ của tỉnh với 14.400 lít
thuốc Wamtox 100EC (hoạt chất Cypermethrin) diện tích xử lý 8.000ha. Ngày 18/03/2017, UBND huyện Đạ Huoai đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và tổ chức đoàn thể tại địa phương phối hợp với Chi cục Trồng trọt & BVTV tổ chức cấp phát và ra quân phun xịt đồng loạt tại 10 xã, thị trấn của huyện theo hình thức thành lập các tổ, đội phun thuốc tập trung, mỗi tổ từ 15 - 20 hộ có diện tích canh tác liền kề từ 18 - 20ha. Thuốc dập dịch được cấp hàng ngày cho các tổ, đội phun thuốc theo số lượng máy móc hiện có của từng tổ và thu gom lại toàn bộ số vỏ chai thuốc đã cấp phát để đảm bảo toàn bộ số thuốc cấp phát đã được phun xịt. Quá trình phun xịt được triển khai khẩn trương, ngay trong ngày nhận thuốc.
H1: UBND xã Đoàn Kết họp H2: Hướng dẫn nông dân
Ban chỉ đạo chống dịch BXM pha thuốc chống dịch
H3: Nông dân phun xịt thuốc chống dịch
Với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã đặc biệt là sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đã trực tiếp đến các địa phương để kiểm tra và chỉ đạo việc phun xịt. Ngay trong ngày đầu ra quân, với 257 tổ phun xịt được thành lập tại 56 thôn của 10 xã, thị trấn, toàn huyện Đạ Huoai đã phun xịt được 810,8ha điều, sầu riêng, măng cụt nhiễm bọ xít muỗi dưới sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật của l5 cán bộ Chi cục Trồng trọt & BVTV được tăng cường về chỉ đạo tại huyện Đạ Huoai.
Tuy công tác dập dịch mới triển khai nhưng bước đầu đánh giá người dân đều nhận thức rõ ý nghĩa của việc phun xịt tập trung đồng loạt nên tạo tính đồng thuận cao. Theo kế hoạch, công tác dập dịch bọ xít muỗi hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai sẽ kéo dài 7 ngày và kết thúc chậm nhất vào ngày 24/03/2017 để đảm bảo hiệu quả phun xịt. Sau khi kết thúc việc dập dịch, Chi cục Trồng trọt & BVTV sẽ hướng dẫn các phòng ban chuyên môn của huyện cùng với các xã, thị trấn thực hiện công tác rà soát, thống kê thiệt hại làm cơ sở đề nghị UBND Tỉnh xem xét có chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất cho bà con nông dân./.
Vũ Thị Thúy
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 29/7/2019 – 04/8/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 15/3/2021 – 21/3/2021 - 18/03/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 21/12 – 27/12/2020 - 25/12/2020
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 09/12/2019 – 15/12/2019 - 26/12/2019
- Công tác điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng 9 tháng đầu năm 2014 - 14/10/2014
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/6/2022 - 2/6/2022 - 13/06/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 09/5/2022 – 15/5/2022 - 11/05/2022
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 08/6 – 14/6/2020 - 11/06/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 21/02/2022 – 27/02/2022 - 24/02/2022
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 11/11/2019 – 17/11/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/12/2021 – 19/12/2021 - 16/12/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 08/11/2021 – 14/11/2021 - 11/11/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/9/2021 – 19/9/2021 - 16/09/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 16/5/2022 – 22/5/2022 - 19/05/2022
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 02/03 – 08/03/2020 - 05/03/2020
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 15/6 – 21/6/2020 - 18/06/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 03/5/2021 – 09/5/2021 - 05/05/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 09/8/2021 – 15/8/2021 - 11/08/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày ngày 23/11 – 29/11/2020 - 26/11/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 22/3/2021 – 28/3/2021 - 26/03/2021