Sâu đục thân mình trắng hại cà phê tại Đà Lạt
- Được viết: 07-06-2012 11:22
Theo số liệu thống kê, diện tích canh tác cà phê tại 2 xã Trạm Hành và Xuân Trường là 2.200 ha. Qua tiến hành điều tra thực tế, sâu đục thân mình trắng đang gây hại nghiêm trọng trên cây cà phê tại 2 khu vực này. Tổng diện tích nhiễm sâu đục thân là 915,2 ha, trong đó có 330 ha nhiễm bệnh nặng, tỷ lệ hại từ 40 – 70 %; diện tích nhiễm trung bình là 475,2 ha với tỷ lệ hại từ 20 – 30 % và diện tích nhiễm bệnh nhẹ là 110 ha với tỷ lệ hại dưới 10%.
Sâu đục thân mình trắng hay borer (Xylotrechus quadripes) thuộc họ xén tóc (Cerambycidae) thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera).
Trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của vỏ thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nở, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Khi sắp chuyển thành nhộng, sâu đục ra phía gần vỏ, cho tới khi vỏ sắp thủng thì dừng lại. Sâu lột nhộng ở gần vỏ.
Cây bị hại hại có triệu chứng như sau:
- Cây có toàn bộ lá phía trên ngọn bị vàng héo, các lá phía dưới còn xanh tốt, cây mọc thêm nhiều chồi thân.
- Trên thân có những đường lằn nổi lên theo vòng, vỏ bị nứt nẻ, có những lỗ đục đường kính 2-3 mm.
- Cây dễ bị gãy gục tại chỗ bị sâu đục.
- Chẻ dọc thân cây thấy có đường rãnh sâu đục, phát hiện có sâu non màu trắng ngà, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt.
Sâu đục thân phát triển quanh năm nhưng có 2 đợt chính vào tháng 4, 5 và 10, 11. Trưởng thành ưa đẻ trứng vào những cây ít cành, thưa lá. Chúng hoạt động mạnh khi nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều.
- Vòng đời của sâu đục thân:
Trứng 15-32 ngày
Sâu non 60-120 ngày
Nhộng 30-35 ngày
Trưởng thành 25-30 ngày
Để phòng trừ tốt đối tượng này, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng khuyến cáo bà con nông dân nên áp dụng một số biện pháp như:
- Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Tạo hình sửa cành, tạo cho cây có một hình thù cân đối, thân cây được che phủ từ trên xuống dưới.
- Bón phân cân đối, đầy đủ để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng cho cây.
- Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ; phát hiện sớm các cây bị gây hại, cưa bỏ kịp thời và đem tiêu hủy để diệt nguồn bệnh.
- Bảo vệ thiên địch, loài ong Apenesia sahyadrica Azevedo & Waichert ký sinh trên giai đoạn sâu non của sâu đục thân mình trắng.
- Dùng bẫy đèn thu hút trưởng thành và tiêu diệt.
Thường xuyên theo dõi đồng ruộng để phát hiện sự xuất hiện của trưởng thành. Thông thường trưởng thành vũ hóa vào tháng 3 - 4 và tháng 8-9 hàng năm. Khi trưởng thành xuất hiện rộ, sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,0 lít/ha), Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha), lượng nước phun 800 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần để diệt sâu non ngay từ khi mới nở.
Triệu Vân
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 16/9/2019 – 22/9/2019 - 26/12/2019
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 30/3 – 06/4/2020 - 03/04/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 25/01/2021 – 31/01/2021 - 28/01/2021
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 07/10/2019 – 13/10/2019 - 26/12/2019
- Tập huấn điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây nông nghiệp tại Lâm Đồng năm 2014 - 11/06/2014
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 8/3/2021 – 14/3/2021 - 11/03/2021
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 12/8/2019 – 18/8/2019 - 26/12/2019
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 13/4 – 19/4/2020 - 16/04/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 28/3/2022 – 03/4/2022 - 30/03/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 18/01/2021 – 24/01/2021 - 21/01/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/6/2022 – 12/6/2022 - 08/06/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 14/6/2021 – 20/6/2021 - 17/06/2021
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 29/7/2019 – 04/8/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 11/01/2021 – 17/01/2021 - 14/01/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 19/7/2021 – 25/7/2021 - 22/07/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 21/02/2022 – 27/02/2022 - 24/02/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 22/11/2021 - 28/11/2021 - 25/11/2021
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày ngày 26/8/2019 – 01/9/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 05/4/2021 – 11/4/2021 - 08/04/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 4/01/2021 – 10/01/2021 - 08/01/2021