Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 29/6 - 6/7/2020
- Được viết: 02-07-2020 10:53
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc |
Số: 36/BC – TTBVTV |
Lâm Đồng, ngày 01 tháng 7 năm 2020 |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG
Tuần 27 (Từ ngày 29/6 – 06/7/2020)
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng ngày nhiều mây, chiều tối có mưa; nhiệt độ trung bình 19,8 – 23,10C, cao nhất 30,2 – 340C, thấp nhất 6 – 18,80C; độ ẩm không khí 83 – 90%, lượng mưa 66,8 – 184,5mm, tổng số giờ nắng 142,3h.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
a) Cây lúa
Vụ |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Vụ Hè Thu |
Mạ |
360 |
Đẻ nhánh |
3.061 |
|
Đòng – trỗ |
1.989,7 |
|
Ngậm sữa - chín |
374 |
|
Thu hoạch |
90 |
|
Tổng |
5.874,7 |
b) Cây trồng khác
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Cây ngô |
Cây con – phun râu |
3.004 |
Cây cà phê |
Trái non |
164.744 |
Cây điều |
Chăm sóc – ra đọt non |
27.176,3 |
Cây chè |
Chăm sóc – thu hoạch |
12.411,3 |
Cây sầu riêng |
Nuôi trái – thu hoạch |
8.520 |
Cây tiêu |
Thu hoạch |
2.204,4 |
Cây cà chua |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
1.238 |
Rau họ thập tự |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
2.233 |
Hoa cúc |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
1.300 |
II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CHỦ YẾU
1. Mật độ, tỷ lệ SVGH chủ yếu
STT |
Tên SVGH |
Mật độ sâu (con/m2), tỷ lệ bệnh (%) |
Tuổi sâu, cấp bệnh phổ biến |
Phân bố |
||
Phổ biến |
Cao |
Cục bộ |
||||
I |
Cây lúa: Đẻ nhánh – đòng trỗ |
|
||||
1 |
Bệnh đạo ôn lá |
5 - 9 |
33,3 |
|
Cấp 1-5 |
Đạ Tẻh, Cát Tiên |
II |
Cây ngô: Cây con – phun râu |
|
||||
1 |
Sâu keo mùa thu |
2 - 5 |
12 |
|
Tuổi 1 - 4 |
Lạc Dương, Đơn Dương |
III |
Cây cà phê: quả non |
|
||||
1 |
Bọ xít muỗi |
10 - 15 |
25 |
|
Non - TT |
Lạc Dương, Đà Lạt |
2 |
Bệnh khô cành, khô quả |
7,5 - 20 |
25 |
|
Cấp 1-3 |
Bảo Lâm, Lạc Dương, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đà Lạt, Đức Trọng |
IV |
Cây điều: chăm sóc |
|
||||
1 |
Bọ xít muỗi |
14 – 20 |
26,1 |
|
Non - TT |
Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông |
2 |
Bệnh thán thư |
12,5 – 20 |
30,6 |
|
Cấp 1 - 5 |
Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông |
V |
Cà chua: PTTL – thu hoạch |
|
||||
1 |
Bệnh xoăn lá |
7,5 - 10 |
21,3 |
|
Cấp 1 - 5 |
Đơn Dương, Đức Trọng |
VI |
Hoa cúc: PTTL – thu hoạch |
|
||||
1 |
Bệnh sọc thân |
10 |
18 |
|
Cấp 1-3 |
Đà Lạt |
2. Diện tích nhiễm SVGH chủ yếu
STT |
Tên SVGH |
Diện tích nhiễm (ha) |
Tổng DTN (ha) |
DT phòng trừ (ha) |
Phân bố |
||
Nhẹ |
TB |
Nặng |
|||||
I |
Cây lúa |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bệnh đạo ôn lá |
131 |
41 |
3 |
175 |
67 |
Đạ Tẻh, Cát Tiên |
II |
Cây ngô |
|
|
|
|
|
|
1 |
Sâu keo mùa thu |
74 |
79 |
43 |
196 |
395 |
Lạc Dương, Đơn Dương |
III |
Cây cà phê |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bọ xít muỗi |
1.118 |
201 |
0 |
1.319 |
1.500 |
Lạc Dương, Đà Lạt |
2 |
Bệnh khô cành, khô quả |
4.298,1 |
216 |
0 |
4.514,1 |
11.807 |
Bảo Lâm, Lạc Dương, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đà Lạt, Đức Trọng |
IV |
Cây điều |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bọ xít muỗi |
5.097 |
195,3 |
0 |
5.292,3 |
487 |
Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông |
2 |
Bệnh thán thư |
7.159,7 |
390,5 |
0 |
7.550,2 |
490 |
Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông |
V |
Cà chua |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bệnh xoăn lá |
319,9 |
128,5 |
23,5 |
471,9 |
800 |
Đơn Dương, Đức Trọng |
VI |
Hoa cúc |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bệnh sọc thân |
10 |
5 |
0 |
15 |
1.300 |
Đà Lạt |
3. Nhận xét tình hình SVGH trong kỳ
3.1. Cây lúa:
- Bệnh đạo ôn lá biến động nhẹ so với kỳ trước, gây hại 175ha tại Đạ Tẻh, Cát Tiên (3ha nhiễm nặng), TLH 7 – 33,3%.
- Bệnh khô vằn gây hại 43ha tại Đạ Tẻh, Cát Tiên, TLH 11-25%.
- Các đối tượng khác như: OBV, sâu cuốn lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn…gây hại rải rác.
3.2. Cây ngô: Sâu keo mùa thu gây hại 196ha ngô tại Đơn Dương, Lạc Dương (43ha nhiễm nặng), giảm 16,2ha so với kỳ trước, mật độ 2 - 12 con/m2.
3.3. Cây cà phê:
- Bọ xít muỗi hại 1.319ha cà phê chè tại Lạc Dương, Đà Lạt (giảm 16,2ha so với kỳ trước), TLH 10 – 25%.
- Rệp sáp gây hại 706,6ha tại Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đức Trọng (giảm 71ha so với kỳ trước), TLH 7,5 – 15%.
- Bệnh khô cành, khô quả gây hại trung bình 216ha tại Lạc Dương, Lâm Hà, (giảm 40,2ha so với kỳ trước), TLH 20-25%.
- Mọt đục cành, sâu đục thân, bệnh rỉ sắt, vàng lá… chủ yếu gây hại nhẹ.
3.4. Cây chè:
- Bọ xít muỗi gây hại 1.997ha tại Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Hà (giảm 211ha so với kỳ trước), TLH 5 – 10,6%.
- Các đối tượng: rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh thối búp… chủ yếu gây hại ở mức nhẹ.
3.5. Cây điều:
- Bọ xít muỗi gây hại 5.292,3ha tại 3 huyện phía Nam và Đam Rông (tăng 236,3ha so với kỳ trước), TLH 14 – 26,1%.
- Bệnh thán thư gây hại trung bình 390,5ha tại Đạ Huoai, Cát Tiên (tăng 195,2ha so với kỳ trước), TLH phổ biến 12,5 – 20%; cao 30,6%.
3.6. Cây tiêu: Bệnh chết nhanh biến động nhẹ so với kỳ trước, gây hại 39,2ha tại Đạ Huoai, Đức Trọng (9ha nhiễm nặng), TLH 2 – 34%.
3.7. Cây sầu riêng: Bệnh chảy gôm gây hại trung bình – nặng 1.200,9ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh (342,1ha nhiễm nặng), tăng 9,9ha so với kỳ trước, TLH 16,4 – 46,7%.
3.8. Cây rau, hoa:
Cà chua: Bệnh virus gây hại trung bình – nặng 152ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (23,5ha nhiễm nặng), tăng 12,5ha so với kỳ trước, TLH 10 – 21,3%.
Rau họ thập tự:
- Sâu tơ gây hại 423ha tại Lạc Dương, Đơn Dương, Đà Lạt (giảm 44,3ha so với kỳ trước), mật độ 6 – 22 con/m2;
- Bệnh sưng rễ gây hại 134,2ha tại Lạc Dương, Đức Trọng, Đà Lạt (giảm 5ha so với kỳ trước), TLH 3,5 – 10%.
Hoa cúc: Bệnh virus gây hại 15ha tại Đà Lạt, TLH 10-18%.
III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
- Cây lúa: Hiện nay, lúa Hè Thu chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, chú ý phòng trừ OBV, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, khô vằn.
- Cây cà phê: Thời tiết tiếp tục có mưa nhiều về chiều và đêm, bọ xít muỗi, rệp sáp, bệnh rỉ sắt, vàng lá, khô cành, khô quả có khả năng lây lan và gây hại mạnh.
- Cây điều: Chú ý phòng trừ bọ xít muỗi, bệnh thán thư, sâu đục thân, cành.
- Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ tiếp tục gây hại mạnh tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh.
- Cây rau: Bệnh virus, mốc sương, thán thư, phấn trắng có khả năng tăng mạnh trên rau họ cà. Ngoài ra chú ý bệnh cháy lá, sương mai, sưng rễ/rau họ thập tự.
- Cây hoa: Tiếp tục theo dõi, phòng trừ bọ trĩ, bệnh rỉ sắt, virus sọc thân/hoa cúc, nhện đỏ, bệnh phấn trắng, mốc xám/hoa hồng.
- Cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại mạnh tại Đơn Dương, Lạc Dương, Cát Tiên.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới
Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại một số cây trồng chủ lực trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông một số biện pháp kỹ thuật sau:
2.1. Cây bắp
Sâu keo mùa thu tiếp tục lây lan gây hại mạnh trên ngô vụ Hè Thu tại các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, cần hướng dẫn nông dân theo dõi và phòng trừ kịp thời theo quy trình kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu đã được ban hành theo Quyết định số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.2.Cây điều
Hướng dẫn nông thực hiện tốt các biện pháp tỉa cành, tạo tán, bón phân, phát quang bụi rậm, làm sạch cỏ dại trên vườn và xung quanh bờ, tạo cho vườn điều thông thoáng, hạn chế nơi cư trú của sâu bệnh. Tiếp tục theo dõi phòng trừ sâu đục thân, đục cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư gây hại cây điều.
2.3. Cây sầu riêng
Tập trung chỉ đạo phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ hiện đang lây lan và gây hại mạnh tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh theo quy trình kỹ thuật quản lý bệnh Phytopthora sp. hại cây sầu riêng do Cục BVTV ban hành.
2.4. Cây cà phê
Hướng dẫn nông dân chăm sóc, tỉa cành, tạo tán, bón phân đợt 3 cho cây hạn chế rụng trái non. Ngoài ra chú ý phòng trừ rệp sáp, tuyến trùng, vàng lá, thối rễ, bệnh khô cành, khô quả, rỉ sắt và bọ xít muỗi trên cà phê chè.
2.5. Rau, hoa
Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nông dân quản lý bệnh virus hại cà chua, hoa cúc bằng các biện pháp quản lý tổng hợp chú trọng việc sử dụng giống kháng kết hợp biện pháp luân canh, kiểm soát môi giới lan truyền bệnh virus như bọ trĩ, bọ phấn, bọ xít mù thuốc lá, rầy rệp./.
Nơi nhận: - Trung tâm BVTV miền Trung; - Lãnh đạo Chi cục TT&BVTV (B/c); - Lưu: VT, TT, BVTV |
KT. CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(đã ký)
Nguyễn Thị Phương Loan
|
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 07/10/2019 – 13/10/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 22/02/2021 – 28/02/2021 - 25/02/2021
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 09/9/2019 – 15/9/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/6/2022 – 12/6/2022 - 08/06/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 16/8/2021 – 22/8/2021 - 19/08/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 31/5/2021 – 06/6/2021 - 03/06/2021
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 25/11/2019 – 01/12/2019 - 26/12/2019
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày ngày 13/01 – 19/01/2020 - 16/01/2020
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 07/4 - 13/4/2020 - 09/04/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/5/2021 – 16/5/2021 - 13/05/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 01/3/2021 – 03/3/2021 - 09/03/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 14/6/2021 – 20/6/2021 - 17/06/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06 - 12/7/2020 - 13/07/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 09/8/2021 – 15/8/2021 - 11/08/2021
- Công tác điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2013 - 17/08/2013
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 10/02 – 16/02/2020 - 18/02/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24/5/2021 – 30/5/2021 - 30/09/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/11/2021 – 12/12/2021 - 08/12/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 11/4/2022 – 17/4/2022 - 14/04/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/10 – 30/10/2020 - 30/10/2020