Tập huấn tìm hiểu và quản lý sâu đục lá cà chua Nam Mỹ (Phthorimaea bsoluts)
- Được viết: 14-10-2024 14:23
Ngày 10/10/2024, tại hội trường thôn Finôm xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tổ chức CABI, Viện Bảo vệ thực vật (PPRI) phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng tổ chức lớp tập huấn tìm hiểu và quản lý sâu đục lá cà chua Nam Mỹ. Lớp tập huấn có 35 cán bộ của Chi cục Trồng trọt & BVTV; Trung tâm Khuyến Nông tỉnh; Trung tâm Nông nghiệp các huyện, thành phố Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh; Khuyến nông viên các huyện Đơn Dương, Đức Trọng; các doanh nghiệp trồng cà chua và 25 nông dân trồng cà chua tại xã Hiệp An, Hiệp Thạnh – huyện Đức Trọng.
Trong thời gian tập huấn, các học viên đã được các chuyên gia của tổ chức CABI, Viện Bảo vệ thực vật thông tin về đối tượng sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây hại trên cây cà chua và một số cây họ cà tại một số nước trên thế giới và ở Việt Nam; hướng dẫn những đặc điểm hình thái, cách nhận dạng và các biện pháp phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ. Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đào tạo tập huấn chuyển giao cho nông dân về sâu đục lá cà chua Nam Mỹ.
Đánh giá chung, sau thời gian 01 ngày tập huấn, các học viên đã cơ bản nắm bắt những thông tin về sâu đục lá cà chua Nam Mỹ để điều tra phát hiện, hướng dẫn cho nông dân chủ động phòng chống trong thời gian tới. Các biện pháp kỹ thuật phòng chống sâu đục lá cà chua Nam Mỹ được chuyển giao gồm: sử dụng cây giống không nhiễm bệnh, luân canh với cây trồng không phải ký chủ của sâu đục lá cà chua Nam Mỹ, bón phân cân đối tránh dư thừa đạm; Vệ sinh động ruộng, thu dọn tàn dư cây trồng, cây bị nhiễm sâu hại tiêu hủy, sử dụng bẫy dính, bẫy đèn thu hút tiêu diệt trưởng thành; phun chế phẩm sinh học Bt, xử lý đất trước khi trồng với chế phẩm Metarhizium anisopliae để tiêu diệt sâu non, bảo vệ, nhân nuôi các loài bọ xít bắt mồi, ong ký sinh; sử dụng biện pháp hoá học khi mật số sâu hại cao gây thiệt hại kinh tế, ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Azadirachtin, Chlorantraniliprole, Flubendiamide, Dinotefuran, Indoxacarb, Spinosad, Flubendiamide để phòng trừ.
Trương Bảo Dương - Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng
Các tin khác
- Tăng cường kiểm tra, theo dõi, phòng trừ sâu ăn lá hại cây dây tằm - 26/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 22/8/2022 - 28/8/2022 - 25/08/2022
- Sâu bệnh gây hại cây điều niên vụ 2020 – 2021 - 31/03/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 11/9/2023 – 17/9/2023 - 14/09/2023
- Trang bị kiến thức về phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ - 11/10/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 08/01/2024 – 14/01/2024 - 11/01/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng Tuần 27 (Từ ngày 01/72024 – 07/7/2024) - 04/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 15 (từ ngày 08/4/2024 – 14/4/2024) - 10/04/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/02/2023 – 05/3/2023 - 02/03/2023
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24/7/2023 – 30/7/2023 - 26/07/2023
- Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) gây hại cây ngô vụ Đông Xuân 2019 -2020 - 28/02/2020
- Ứng dụng bác sỹ cây trồng Plantix giúp chuẩn đoán dịch hại và biện pháp phòng trừ - 21/06/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 29 (Từ ngày 15/7/2024 – 21/7/2024) - 18/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/9/2023 – 10/9/2023 - 07/09/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/02/2023 – 12/02/2023 - 08/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 05/9/2022 - 11/9/2022 - 08/09/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/3/2024 – 10/3/2024 - 07/03/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 19/02/2024 – 25/02/2024 - 22/02/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 26 (Từ ngày 24/6/2024 – 30/6/2024) - 27/06/2024