Sâu bệnh gây hại cây điều niên vụ 2020 – 2021
- Được viết: 31-03-2021 15:13
Niên vụ điều 2020 – 2021, thời tiết có mưa nhiều ở giai đoạn tháng 10-11/2020 nên cây điều rụng lá, ra hoa muộn hơn so với các năm trước, mặt khác trong các tháng đầu năm 2021 (tháng 2, 3) tại 3 huyện phía Nam có mưa trái mùa trùng vào thời điểm một số diện tích điều đang nở hoa, đậu quả đợt 2 làm cho bông điều, trái điều khô đen hư hại nhiều. Hiện nay, cây điều đang thu hoạch quả rải rác, hoa đợt 2 trái đang nhỏ, dự báo năng suất điều niên vụ 2020 – 2021 tại 3 huyện phía Nam đạt khoảng 8,2 tạ/ha.
Về tình hình sâu bệnh, các tháng đầu vụ bọ xít muỗi, bệnh thán thư chủ yếu gây hại ở mức nhẹ, giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên từ đầu tháng 3/2021 đến nay, thời tiết có mưa và sương mù, các đối tượng bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ trĩ có xu hướng gia tăng mạnh. Tổng hợp của Chi cục Trồng trọt & BVTV hiện nay tại 3 huyện phía Nam có 4.010,7ha điều nhiễm bọ xít muỗi (chiếm 16,8% diện tích, tăng 104ha so với đầu tháng 3/2021), TLH 9,3 – 37,3%); bệnh thán thư gây hại nhẹ - trung bình 4.889,6ha (chiếm 20,4% diện tích, tăng 309ha so với đầu tháng 3/2021), TLH 9,4 – 43%; bọ trĩ gây hại rải rác 780 ha tại Đạ Huoai, tỷ lệ hại 12,5 -45%.
Với điều kiện thời tiết trời nắng nóng, khô hanh, ẩm độ thấp, có sương mù và mưa trái mùa, các đối tượng chích hút như bọ trĩ, rệp sáp, bọ xít muỗi và bệnh thán thư sẽ tiếp tục gây hại mạnh chồi lá non, hoa quả non nếu không được phòng trừ kịp thời.
Một số hình ảnh bọ xít muỗi, bệnh thán thư, thối đen bông
gây hại trên điều niên vụ 2020 - 2021
Để chủ động ứng phó với diễn biến bất lợi của thời tiết, hạn chế tình trạng sâu bệnh gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất điều niên vụ 2020 -2021, bà con nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:
- Thường xuyên vệ sinh vườn điều, phát dọn cỏ dại trong vườn, bụi rậm ở bờ ranh xung quanh vườn điều hạn chế nơi cư trú, ẩn nấp của sâu bệnh.
- Tỉa bỏ cành khô, cành sâu bệnh, cành tăm giúp cho vườn điều thông thoáng.
- Thu gom cành lá, khô, cỏ dại thành từng đống đốt hun khói vào sáng sớm để xua đuổi bọ xít muỗi và làm tan sương mù. Lưu ý không để lửa lớn gây cháy vườn điều.
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây điều. Thời kỳ điều ra hoa đậu quả ngoài các loại phân bón đa lượng (N-P-K) có thể bổ sung thêm phân bón lá NPK 6:30:30 hoặc NPK 20:20:20 nuôi trái.
- Trong trường hợp thời tiết có sương mù nhiều hoặc mưa trái mùa cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Nếu vườn xuất hiện bọ xít muỗi sử dụng các hoạt chất Cypermethrin (Wamtox 100EC, Tungrin 25EC, Sherbush 5EC…); hoặc Alpha-cypermethrin (FM-Tox 25EC, Motox 5EC…); Permethrin (Peran 50EC, Permecide 50EC…) phun thời điểm bọ xít muỗi phổ biến ở tuổi 1-3. Đối với bệnh thán thư sử dụng các hoạt chất Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1 WG), Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG), Hexaconazole (Tungvil 5SC) để phòng trừ., trường hợp ẩm độ không khí cao và kéo dài có thể phun lần 2 (sau lần 1 từ 5-7 ngày), chú ý tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại điều.
Vũ Thị Thúy
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/7/2023 – 23/7/2023 - 21/07/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/01/2023 – 05/02/2023 - 02/02/2023
- Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 16/03/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/11/2023 – 03/12/2023 - 30/11/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/10/2023 – 05/11/2023 - 02/11/2023
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 03/10/2022 – 09/10/2022 - 06/10/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 22/8/2022 - 28/8/2022 - 25/08/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/02/2023 – 12/02/2023 - 08/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 28 (Từ ngày 08/7/2024 – 14/7/2024) - 11/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 23/10/2023 – 29/10/2023 - 26/10/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 09/10/2023 – 15/10/2023 - 12/10/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/3/2024 – 10/3/2024 - 07/03/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 14/8/2023 – 20/8/2023 - 17/08/2023
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 19 (Từ ngày 06/5/2024 – 12/5/2024) - 09/05/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 18/12/2023 – 24/12/2023 - 21/12/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng Tuần 27 (Từ ngày 01/72024 – 07/7/2024) - 04/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/02/2023 – 19/02/2023 - 16/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 11/9/2023 – 17/9/2023 - 14/09/2023
- Bệnh héo rũ (TSWV) gây hại trên hoa cát tường tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 02/04/2018