Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Được viết: 16-03-2020 14:46
Để sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020 hoàn thành thắng lợi kế hoạch, Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất gửi UBND các huyện, thành phố: Văn bản số 2053/SNN-TTBVTV ngày 29/11/2019 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2019-2020 nhằm chỉ đạo các địa phương khuyến cáo người dân gieo sạ tập trung, đúng lịch thời vụ; sử dụng cơ cấu giống cấp xác nhận, giống ngắn ngày có năng suất và chất lượng tốt; áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, tăng cường tính chống chịu cho cây lúa, tiết kiệm nước...Văn bản số 2319/SNN-TL ngày 31/12/2019 về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2020: tập trung tăng cường phối hợp với các đơn vị quản lý khai thác công trình để xác định khả năng cung cấp nước tưới của các công trình thủy lợi, từ đó có những phương án bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với khả năng cân đối nguồn nước; tăng cường công tác tuyên truyền đến cơ quan, đơn vị và người dân về tình hình hạn hán, thiếu nước để nâng cao nhận thức sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả; huy động người dân nạo vét kênh mương; thường xuyên tu dưỡng máy móc, thiết bị các trạm bơm,… Qua đó đạt được một số kết quả như sau:
1. Đối với cây trồng ngắn ngày
Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2019-2020 ước đạt 38.081 ha (đạt 101,5% so với CK và 98,8% so với KH). Bao gồm, một số cây trồng chủ lực như: cây lúa diện tích 8.601,7 ha (bằng 94,5% so với CK và 94% so với KH; diện tích lúa giảm so với CK do một số địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ vùng có diện tích lúa không chủ động được nguồn nước tưới sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn như: ngô, rau, hoa, dâu tằm…), sản lượng ước đạt 50.243 tấn (đạt 95,8% so với CK và 92,4% so với KH); cây ngô diện tích 2.204,4 ha (đạt 110,6 % so với CK và 109% so với KH), sản lượng ước đạt 15.666,7 tấn (đạt 105% so với CK và và 102,7% so với KH); cây rau các loại diện tích 22.019 ha (đạt 103,8% so với CK và 99,7% so với KH), sản lượng ước đạt 802.615 tấn (đạt 103,3% so với CK và 98,8% so với KH); cây hoa các loại diện tích 3.341 ha (đạt 94,7% so với CK và 94,4% so với KH), sản lượng ước đạt 122.199 ngàn cành (đạt 80,7% so với CK và 80% so với KH); cây đậu các loại diện tích 411,6 ha (đạt 177% so với CK và 168,7% so với KH); cây khoai lang diện tích 615 ha (đạt 75,2% so với CK và 125,3% so với KH. Ngoài ra còn một số loại cây khác với diện tích 218 ha.
Vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng các giống lúa chủ lực: OM 6162, OM 4900, OM 5451, OMCS 2000, OM 3536 (chiếm 65 - 70% diện tích); giống lúa bổ sung OM 6976, Khang dân 18, OM 3536, HT 1 (chiếm 25 - 30% diện tích); giống lúa mới, triển vọng đưa vào trồng thử nghiệm để chuyển đổi: Đài thơm 8, RVT; ST24, ST 25…(chiếm 5 – 10% diện tích).
Các địa phương thường xuyên khuyến cáo người dân gieo sạ tập trung, đồng loạt và đúng thời vụ, giảm lượng giống gieo sạ, trên 150 kg/ha xuống 100 -150 kg/ha. Kết quả vụ Đông Xuân năm 2019–2020 diện tích gieo sạ lúa có lượng hạt giống dưới 100kg/ha là 460 ha (chiếm 5,34%); 100 kg – 150 kg/ha là 7.927,7ha (chiếm 92,17%); trên 150 kg/ha là 214 ha (chiếm 2,49%). Việc giảm lượng giống gieo sạ giúp nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm sâu bệnh, giảm sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác từ đó tăng thu nhập trong sản xuất.
Vụ Đông Xuân năm 2019–2020 các địa phương thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất lúa không chủ động được nguồn nước tưới chuyển sang trồng một số cây trồng khác hiệu quả hơn như: ngô, hoa, rau đậu các loại, khoai lang, dâu tằm… Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 là 1.824 ha, trong đó: cây hàng năm 1.778 ha (bao gồm: cây ngô 1.287 ha; cây rau các loại 201,5 ha; hoa các loại 02 ha; dưa hấu 245 ha; đậu các loại 23,5 ha; cỏ chăn nuôi 17 ha, …) và cây lâu năm 46 ha (chủ yếu là dâu tằm 46 ha).
2. Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả 6 tháng đầu năm 2020
Toàn tỉnh có diện tích 237.164,3 ha cây công nghiệp, bao gồm: cây cà phê 174.240 ha; cây chè 12.229 ha; cây điều 26.371 ha; cây tiêu 2.260,7 ha; cây dâu tằm 8.263 ha; cây mắc ca 4.587 ha; cây ca cao 248 ha; cây cao su 8.819,4ha...và 18.757,6 ha cây ăn quả, bao gồm: bơ 4.295 ha, sầu riêng 8.664 ha, hồng ăn trái 1.591 ha, chuối 640 ha; măng cụt 565 ha, mít 555 ha…
Vụ Đông Xuân 2019-2020 tình hình thời tiết tương đối thuận lợi, nguồn nước cơ bản đảm bảo cho việc sản xuất các loại cây trồng ngắn ngày: lúa, rau, hoa… kết quả đạt các chỉ tiêu so với kế hoạch 2020. Bên cạnh đó được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi gúp địa phương khai thác hiệu quả hơn diện tích đất đai, bằng cách chuyển sang trồng những loại cây trồng chịu hạn, sử dụng ít nguồn nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa. Tuy nhiên, hiện nay do tình hình dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường tiêu thụ một số mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ năm trước. Việc bố trí, huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi và chương trình xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.
Để đảm bảo cho việc sản xuất các cây trồng đạt hiệu quả hơn trong vụ Hè Thu, Mùa năm 2020. Các địa phương cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ của Nhà nước về chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô và điều kiện thực tế tại địa phương để chỉ đạo Nhân dân thực hiện việc chuyển đổi đối với diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả, không chủ động được nguồn nước tưới chuyển sang cây trồng khác, đảm bảo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa trên cùng đơn vị diện tích.
- Hướng dẫn, hỗ trợ Nhân dân cách lựa chọn giống mới để chuyển đổi trên đất lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với từng sinh thái của địa phương; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chủ động phòng trừ sâu bệnh hại; giảm tổn thất do sâu bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt.
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống; áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm”: giảm lượng hạt giống gieo trồng, giảm phân bón, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch; áp dụng chương trình IPM, ICM …để nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất theo chuỗi giá trị, đi sâu vào chế biến nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Chủ động kế hoạch ứng phó điều kiện thời tiết bất thuận trong sản xuất ngay từ đầu vụ, huy động sự tham gia chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, cơ sở trong chỉ đạo sản xuất; hướng dẫn về cơ cấu giống, lịch thời vụ, quy trình canh tác, chăm sóc cây trồng.
- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh để từng bước giảm lượng phân bón vô cơ, nâng cao độ phì cho đất; chỉ sử dụng các loại phân bón được công nhận lưu hành, đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Thường xuyên kiểm kê nguồn nước, đánh giá khả năng cấp nước để điều chỉnh hợp lý phương án cấp nước khi nguồn nước thiếu hụt, đảm bảo cung cấp đầu đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng,… )
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án sử dụng dung tích chết của hồ chứa để chống hạn khi cần thiết. Khi xảy ra thiếu nước sản xuất: tập trung các biện pháp để lấy nước chủ động từ dung tích chết của các hồ chứa, sông, suối, ao, hồ, bằng việc lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để bơm nước tưới.
Nguyễn Thị Thu Thủy
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 14/8/2023 – 20/8/2023 - 17/08/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24/4/2023 – 30/4/2023 - 27/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 24 (Từ ngày 10/6/2024 – 16/6/2024) - 13/06/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/11/2023 – 12/11/2023 - 13/11/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/3/2023 – 19/3/2023 - 16/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 31/10/2022 – 06/11/2022 - 03/11/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/10/2022 – 23/10/2022 - 20/10/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24/7/2023 – 30/7/2023 - 26/07/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 09/10/2023 – 15/10/2023 - 12/10/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/11/2022 – 13/11/2022 - 14/11/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 25/3/2024 – 31/3/2024 - 01/04/2024
- Ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình ra hoa đậu quả và sâu bệnh hại điều Niên vụ 2017 - 2018 tại 3 huyện phía Nam - 12/03/2018
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 26 (Từ ngày 24/6/2024 – 30/6/2024) - 27/06/2024
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019
- Khai giảng lớp Huấn luyện nông dân về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây lúa tại Cát Tiên - 22/05/2024
- Bệnh sọc thân do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại cây hoa cúc năm 2019 tại Đà Lạt - 07/11/2019
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền công bố dịch hại thực vật - 16/01/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 08/01/2024 – 14/01/2024 - 11/01/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/9/2023 – 10/9/2023 - 07/09/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 29/8/2022 - 04/9/2022 - 31/08/2022