Công tác phòng trừ sâu bệnh gây hại cây điều niên vụ 2019 - 2020 tại 3 huyện phía Nam
- Được viết: 19-03-2020 09:35
3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên hiện có 26.511,7ha điều, chiếm 97,9% diện tích điều toàn tỉnh. Để nâng cao năng suất, chất lượng vườn điều, năm 2019, các huyện phía Nam đã thực hiện tái canh 371,8ha điều; ngoài ra đối với các diện tích điều già cỗi, năng suất thấp đã thực hiện chuyển đổi 1.297,8 ha điều sang các cây trồng khác như cây ăn trái, dâu tằm, mía, tràm lấy gỗ trong đó huyện Cát Tiên chuyển đổi 272,8 ha; Đạ Tẻh 653,2 ha; Đạ Huoai 371,8 ha.
Niên vụ 2019 - 2020, thời tiết đầu vụ chủ yếu nắng ráo, không mưa tương đối thuận lợi cho cây điều ra hoa đậu quả, tuy nhiên sau tết nguyên đán, một số khu vực tại Cát Tiên, Đạ Tẻh có mưa rải rác kết hợp với sương mù nhiều vào sáng sớm đúng thời điểm cây điều ra hoa đợt 2, đợt 3 dẫn đến hoa quả bị thối, teo, rụng nhiều. Theo ước tính của các huyện năng suất điều tại Cát Tiên, Đạ Tẻh niên vụ 2019 - 2020 đạt trung bình khoảng 6,5 tạ/ha; riêng Đạ Huoai hoa điều nở sớm, ít bị ảnh hưởng thời tiết năng suất đạt trung bình khoảng 10,2tạ/ha.
Về diễn biến sâu bệnh, các đối tượng hại chính như bọ xít muỗi, bệnh thán thư đều giảm hơn so với niên vụ 2018 - 2019, chủ yếu gây hại nhẹ trong đó bọ xít muỗi gây hại 4.468,4ha (chiếm 16,8% diện tích canh tác, giảm 1725,3ha so với cùng kỳ 2019) trong đó nhiễm nhẹ 3.755,7ha, nhiễm trung bình 712,7ha, tỷ lệ hại phổ biến từ 12,5 - 25,3%. Bệnh thán thư nhiễm 5.716,4ha (chiếm 21,5% diện tích, giảm 904,9ha so với cùng kỳ năm 2019) trong đó nhiễm nhẹ 3.672ha, nhiễm trung bình 2.044,4ha, nhiễm nặng 20ha tại Cát Tiên; tỷ lệ hại phổ biến 12,5 - 29,7%, cục bộ một số khu vực bị hại nặng tại Cát Tiên, tỷ lệ hại từ 55,5 -75%.
Bọ xít muỗi và bệnh thán thư gây hại cây điều Hoa điều bị thối, quả teo, rụng
Để quản lý tốt sâu bệnh gây hại cây điều đặc biệt thời kỳ ra hoa đậu trái, Chi cục Trồng trọt & BVTV đã phân công cán bộ kỹ thuật phụ trách từng địa bàn thường xuyên nắm bắt thông tin từ nông dân, lực lượng khuyến nông viên cơ sở, điều tra viên, dự báo viên các huyện, tổ chức kiểm tra định kỳ nhất là giai đoạn trước, trong và sau tết nguyên đán, đồng thời kiểm tra ngay khi có thông tin dịch hại gia tăng để kịp thời cảnh báo, tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp phòng chống không để lây lan trên diện rộng. Nhìn chung niên vụ 2019 – 2020, công tác phòng chống dịch hại trên cây điều được chủ động triển khai sớm ngay từ đầu vụ, vì vậy dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất điều tại 2 huyện Đạ Tẻh, Cát Tiễn vẫn còn đạt thấp.
Để phát triển cây điều ổn định, bền vững, thời gian tới Chi cục Trồng trọt & BVTV tiếp tục phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân tái canh, ghép cải tạo các diện tích điều già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp bằng các giống điều mới có triển vọng như AB29, AB 0508, PN1 đồng thời tiếp tục chuyển đổi các diện tích điều canh tác kém hiệu quả, diện tích điều bị sâu bệnh gây hại nặng các năm trước sang các cây trồng có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện đất đai từng vùng như cao su, mía, dâu tằm.
Phan Thị Nhung
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 08/01/2024 – 14/01/2024 - 11/01/2024
- Bệnh sọc thân do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại cây hoa cúc năm 2019 tại Đà Lạt - 07/11/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/11/2023 – 03/12/2023 - 30/11/2023
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 30 (Từ ngày 22/7/2024 – 28/7/2024) - 26/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24/4/2023 – 30/4/2023 - 27/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 25/9/2023 – 01/10/2023 - 29/09/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 02/01/2023 – 08/01/2023 - 05/01/2023
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 23 (Từ ngày 03/6/2024 – 09/6/2024) - 06/06/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 28/8/2023 – 03/9/2023 - 31/08/2023
- Ứng dụng trạm giám sát côn trùng thông minh trong quản lý sâu bệnh gây hại trên cây lúa - 22/06/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/10/2023 – 05/11/2023 - 02/11/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 15 (từ ngày 08/4/2024 – 14/4/2024) - 10/04/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/02/2023 – 19/02/2023 - 16/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 08/8/2022 - 14/8/2022 - 11/08/2022
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 20/3/2023 – 26/3/2023 - 23/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/4/2023 – 23/4/2023 - 20/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 05/12/2022 – 11/12/2022 - 08/12/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/01/2023 – 05/02/2023 - 02/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/3/2023 – 02/4/2023 - 29/03/2023