Bệnh sọc thân do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại cây hoa cúc năm 2019 tại Đà Lạt
- Được viết: 07-11-2019 11:08
Hoa cúc được trồng phổ biến ở Đà Lạt với diện tích hàng năm khoảng 2.100ha (chiếm gần 70% diện tích hoa cúc của tỉnh Lâm Đồng). Là loài hoa có giá trí kinh tế cao nên nông dân Đà Lạt sản xuất hoa cúc tập trung quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi để bệnh sọc thân do virus TSWV nói riêng và các loại sâu bệnh trên hoa cúc nói chung có điều kiện phát sinh, phát triển mạnh. Năm 2019, thống kê của Trung tâm nông nghiệp, thành phố Đà Lạt có 520ha nhiễm bệnh virus sọc thân (chiếm 24,7% diện tích canh tác) trong đó 312ha nhễm nhẹ (tỷ lệ hại < 10%), nhiễm trung bình 146ha (tỷ lệ hại 10 -20%), nhiễm nặng 68ha (tỷ lệ hại >20 – 40%). Bệnh virus gây thiệt hại nghiêm trọng về chất lượng hoa thương phẩm, ảnh hưởng đến kinh tế của người trồng hoa cúc.
So với năm 2018, bệnh sọc thân do virus tuy đã giảm về diện tích (giảm 115ha so với 2018) nhưng vẫn còn nhiễm phổ biến và có nguy cơ gây hại kéo dài do những nguyên nhân sau:
- Cây giống hoa cúc đã nhiễm bệnh từ vườn ươm: Phần lớn vườn ươm hiện nay không bảo đảm thiết kế nhà kính thấp và nóng, thiếu hệ thống thông gió, sử dụng lưới ngăn côn trùng (< 40mesh), không áp dụng biện pháp PTTH bọ trĩ. Mặt khác cây giống nhiễm bệnh virus khó phân biệt bằng mắt thường nên nhiều chủ vườn ươm và nông dân không xác định được lô cây giồng sạch bệnh. Đây là nguyên nhân chính chưa được kiểm soát chặt chẽ hiện nay.
- Phòng trừ bọ trĩ truyền bệnh virus kém hiệu quả do lạm dụng thuốc BVTV:Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, khả năng di động cao, xâm nhập dễ dàng vào nhà kính có mắt lưới lớn <40mesh, nông dân khó phát hiện. Mặt khác, do tính kháng thuốc của bọ trĩ rất cao nên việc sử dụng thuốc BVTV phải thực hiện luân phiên (hoa cúc 20-25 lần/vụ).
- Chưa có thuốc BVTV đặc hiệu trừ virus gây hại cây trồng trên thế giới và trong nước.
- Một số giống cúc đóa mới có tính kháng virus khá hơn giống cũ nhưng không được thị trường ưa chuộng.
Hình ảnh: Hoa cúc nhiễm virus sọc thân (TSWV)
Năm 2019 Chi cục Trồng trọt & BVTV thực hiện 03 mô hình kiểm soát tổng hợp bệnh virus hại hoa cúc ở vườn ươm (300m2/MH) để công bố cơ sở sản xuất giống hoa cúc sạch bệnh virus, ngoài ra thực hiện 01 mô hình PTTH bệnh virus hoa cúc ở vườn trồng (1000m2/MH) để kiểm nghiệm hiệu quả của các biện pháp PTTH. Bên cạnh đó, tổ chức 4 lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác và các biện pháp quản lý tổng hợp bệnh virus cho 198 nông dân tại Đà Lạt, Lạc Dương. Tổ chức thanh tra kiểm tra 26 cơ sở sản xuất cây giống hoa cúc, test nhanh virus TSWV đối với 100 mẫu cây giống tại Đà Lạt, phát hiện xử lý 4 cơ sở vi phạm về ghi nhãn và công bố tiêu chuẩn, chất lượng giống cây trồng.
Để đánh giá hiệu quả của quy trình PTTH bệnh virus hại hoa cúc, Chi cục đã tổ chức điều tra, khảo sát nông dân, xác định các biện pháp kỹ thuật quan trọng cần áp dụng để ngăn ngừa sự lây lan của dịch virus như sau:
- Mua giống cúc tại các vườn ươm đã được kiểm soát không có bọ trĩ, cây khỏe, sạch bệnh.
- Không nhân giống cúc tại vườn sản xuất nếu không có lưới chắn côn trùng.
- Sử dụng các giống cúc ít nhiễm virus TSWV như cúc đóa mới, cúc Calimero.
- Luân canh hoa cúc với hoa hồng, cẩm chướng, lily…để hạn chế virus TSWV.
- Trồng hoa cúc trong nhà kính, nhà lưới kín, lưới chắn côn trùng (40-50mesh), cửa ra vào 2 lớp.
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy sớm cây hoa cúc nhiễm bệnh trong vòng 24h.
- Bón phân đầy đủ cân đối để cây sinh trưởng, phát triển tốt hạn chế bệnh virus.
- Sử dụng bẫy xanh, bẫy vàng trong và ngoài vườn ươm để theo dõi và kiểm soát. bọ trĩ, bọ phấn.
- Luân phiên sử dụng các hoạt chất Dinotefuran, Chlorfenapyr + Fipronil; Thiaclorid + Isoprocard; Spinetoram, Oxymatrine; Abamectin, Emamectin benzoate …để phòng trừ bọ trĩ.
- Sử dụng một số hoạt chất kích kháng khả năng chống chịu virus ngay khi trồng như Cytosinpeptidemycin; Ningnanmycin (phun 5 -7 ngày/lần).
Phan Thị Nhung
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/3/2023 – 19/3/2023 - 16/03/2023
- Tập huấn về phương pháp điều tra sinh vật gây hại trên cây trồng năm 2024 - 08/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 03/4/2023 – 09/4/2023 - 10/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/11/2023 – 19/11/2023 - 20/11/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/11/2023 – 03/12/2023 - 30/11/2023
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 30 (Từ ngày 22/7/2024 – 28/7/2024) - 26/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 25/3/2024 – 31/3/2024 - 01/04/2024
- Trang bị kiến thức về phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ - 11/10/2024
- Bệnh mốc xám hại cây phúc bồn tử và biện pháp phòng trừ - 11/07/2023
- Khai giảng lớp Huấn luyện nông dân về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây lúa tại Cát Tiên - 22/05/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/3/2024 – 10/3/2024 - 07/03/2024
- Công tác phòng trừ sâu bệnh gây hại cây điều niên vụ 2019 - 2020 tại 3 huyện phía Nam - 19/03/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 08/8/2022 - 14/8/2022 - 11/08/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 18/12/2023 – 24/12/2023 - 21/12/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 29 (Từ ngày 15/7/2024 – 21/7/2024) - 18/07/2024
- Ứng dụng bác sỹ cây trồng Plantix giúp chuẩn đoán dịch hại và biện pháp phòng trừ - 21/06/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 20/02/2023 – 26/02/2023 - 23/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 16 (từ ngày 15/4/2024 – 21/4/2024) - 18/04/2024
- Ứng dụng trạm giám sát côn trùng thông minh trong quản lý sâu bệnh gây hại trên cây lúa - 22/06/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/10/2022 – 16/10/2022 - 13/10/2022