Trang bị kiến thức về phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ
- Được viết: 11-10-2024 15:52
Ngày 10/10, tại hội trường thôn Finôm xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm sinh học nông nghiệp quốc tế CABI tổ chức lớp tập huấn tìm hiểu và quản lý sâu đục lá cà chua Nam Mỹ, với sự tham gia của các học viên là viên chức Trung tâm Nông nghiệp, nhân viên bảo vệ thực vật, khuyến nông của các địa phương, gồm: Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và TP Đà Lạt.
Các học viên tham gia lớp tập huấn
Trong khuôn khổ của lớp tập huấn, các học viên đã được thông tin về đối tượng sâu đục lá Nam Mỹ gây hại nghiêm trọng trên cây cà chua và các cây trồng họ cà; những đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loại sâu này.
Các báo cáo viên trình bày tại lớp tập huấn
Cụ thể, thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có biện pháp phòng trừ phù hợp và có hiệu quả. Trong những năm gần đây, sâu đục lá cà chua Nam Mỹ lan rộng và đe doạ ngành sản xuất cà chua của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sâu đục lá cà chua Nam Mỹ ghi nhận ở Việt Nam vào năm 2019 tại Mộc Châu, Sơn La.
Tại tỉnh Lâm Đồng, sâu đục lá cà chua Nam Mỹ được ghi nhận gây hại ở một số khu vực trồng cà chua ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương.
Tại lớp tập huấn, học viên còn được hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ như các biện pháp canh tác, sử dụng cây giống không nhiễm bệnh, luân canh với cây trồng, bón phân cân đối; sử dụng biện pháp vật lý: Vệ sinh động ruộng, vệ sinh dụng cụ làm đất, sử dụng bẫy đèn để thu hút trưởng thành sâu đục lá cà chua Nam Mỹ; biện pháp sinh học như: phun chế phẩm sinh học, xử lý đất trước khi trồng và sử dụng biện pháp hoá học luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có hoạt chất…
Thông qua lớp tập huấn, nhằm hỗ trợ cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật, khuyến nông của các huyện có nhiều diện tích trồng cà chua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng các kiến thức và kỹ năng về xác định và quản lý sâu đục lá cà chua Nam Mỹ.
https://baolamdong.vn/
Các tin khác
- Các giải pháp giảm thiểu sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại trên cây cà chua - 16/06/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/02/2024 – 03/3/2024 - 01/03/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 18/3/2024 – 24/3/2024 - 25/03/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 11/3/2024 – 17/3/2024 - 15/03/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 25/3/2024 – 31/3/2024 - 01/04/2024
- Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 16/03/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/3/2023 – 19/3/2023 - 16/03/2023
- Tập huấn về phương pháp điều tra sinh vật gây hại trên cây trồng năm 2024 - 08/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/8/2023 – 13/8/2023 - 11/08/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 20/02/2023 – 26/02/2023 - 23/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 11/9/2023 – 17/9/2023 - 14/09/2023
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng Tuần 22 (Từ ngày 27/5/2024 – 02/6/2024) - 30/05/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/3/2023 – 02/4/2023 - 29/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/10/2022 – 16/10/2022 - 13/10/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 19/12/2022 – 25/12/2022 - 23/12/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 08/8/2022 - 14/8/2022 - 11/08/2022
- Bệnh héo rũ (TSWV) gây hại trên hoa cát tường tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 02/04/2018
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 14 (từ ngày 01/4/2024 – 07/4/2024) - 08/04/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/01/2023 – 05/02/2023 - 02/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/9/2023 – 10/9/2023 - 07/09/2023