Thống kê truy cập

4347216
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1143
18476
54809
4347216

Sâu ăn lá gây hại cây dâu tằm tại huyện Đức Trọng

Sâu ăn lá gây hại cây dâu tằm tại huyện Đức Trọng

                                                        

Hiện nay trên địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng đang xuất hiện một loài sâu ăn lá gây hại cây dâu tằm. Tại thời điểm kiểm tra có khoảng 148ha dâu tằm bị loài sâu này gây gây hại, mật độ trung bình 8 – 12 con/cây, nơi cao mật độ tới 23 con/cây tập trung chủ yếu tại thôn Thanh Bình 1, 2, 3 xã Bình Thạnh.

Qua kiểm tra thực tế trên đồng ruộng cho thấy mật độ sâu ăn lá dao động từ 8 – 23 con/cây. Mật độ sâu ăn lá gây hại nặng chủ yếu tại thôn Thanh Bình 3, cục bộ có ruộng mật độ sâu lên cao đến 23 con/cây. Diện tích sâu ăn lá cây dâu tằm gây hại ở giai đoạn lá bánh tẻ và đang thu hoạch. Chi cục Trồng trọt và BVTV hướng dẫn một số đặc điểm nhận dạng và biện pháp phòng trừ như sau:

Đặc điểm hình thái

Sâu xuất hiện trên đồng ruộng đang ở giai đoạn tuổi 3 – 5, toàn thân có màu đen, đầu màu đỏ, có 2 sọc màu vàng nhạt chạy dọc theo chiều dài thân. Trên thân có nhiều chấm trắng nhỏ màu trắng xếp theo từng hàng. Chi cục đang nhân nuôi để gửi mẫu giám định tên khoa học của sâu ăn lá hại dâu tằm.

Đặc điểm gây hại

Sâu non các tuổi đều gây hại cây dâu tằm. Sâu nhỏ ăn lá non, mầm và thịt lá, sâu tuổi lớn ăn hết phần thịt lá chỉ để lại gân lá. Khi có động sâu nhả tơ rong mình rơi xuống đất lẩn trốn. Sâu lớn ban ngày thường ẩn nấp dưới gốc cây, lẩn chốn dưới đất, ban đêm leo lên ăn trụi lá cây làm cho vườn dâu sơ xác.

Biện pháp phòng trừ

- Đối với vườn dâu đang thu hoạch lá cho tằm ăn: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu bằng tay hoặc rải bạt theo hàng và rung cây cho sâu rơi xuống và tiến hành thu gom, tiêu hủy bằng cách chôn, rải vôi.

- Đối với vườn dâu chưa đến thời kỳ thu hoạch: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký phòng trừ sâu bệnh trên dâu tằm nên khuyến khích áp dụng biện pháp thủ công để thu bắt sâu non, ổ trứng lá dâu tằm. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ có thể tham khảo sử dụng hoạt chất Emamectin benzoate (Actimax 50WG) đã được TTNN huyện Lâm Hà sử dụng có hiệu quả phòng trừ sâu ăn lá hại dâu tằm năm 2018.

Lưu ý: Khi phun thuốc phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng, phun sớm ở thời điểm sâu non mới nở từ tuồi 1 – 3, phun vào buổi chiều tối là hiệu quả nhất và đảm bảo thời gian cách ly của thuốc ít nhất 10 trước khi thu hoạch để không ảnh hưởng đến tằm.

 

 

Đức Cường - Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng

Các tin khác