Các giải pháp giảm thiểu sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại trên cây cà chua
- Được viết: 16-06-2022 15:44
Cà chua là rau ăn quả được gieo trồng chủ yếu tại 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng, rải rác tại Đà Lạt, Lạc Dương; vài năm gần đây mở rộng xuống một số xã tại Lâm Hà, Di Linh với tổng diện tích canh tác toàn tỉnh khoảng 7.223ha/năm, năng suất trung bình 48,6 tấn/ha; các giống sản xuất chủ lực là Rita (khu vực Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh), giống Beep, Chery (khu vực Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà).
Hầu hết diện tích cà chua sản xuất tập trung, quanh năm nên sâu bệnh ngày càng tích lũy và gia tăng mạnh. Hiện nay có 10 đối tượng sâu bệnh gây hại chính trên cà chua gồm ruồi hại lá, bọ phấn, sâu đục quả, bọ cưa; bệnh mốc sương, virus, héo xanh, héo vàng, đốm lá, tuyến trùng. Để quản lý sâu bệnh, nông dân trồng cà chua phải luân phiên sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trừ, trung bình 3 -7 ngày/lần tùy theo áp lực của dịch hại và điều kiện thời tiết. Thuốc BVTV là giải pháp không thể thiếu trong quản lý dịch hại cây trồng, tuy nhiên việc lạm dụng thuốc BVTVT, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng sẽ dẫn đến dịch hại kháng thuốc, quen thuốc; gây mất an toàn sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe con người.
Để từng bước giảm thiểu lượng thuốc BVTV sử dụng trong canh tác cà chua góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, cần tăng cường ứng dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong phòng trừ sâu bệnh trong đó chú trọng các biện pháp:
1. Biện pháp canh tác:
- Trồng các giống cà chua có khả năng chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương và có năng suất cao; sử dụng cây giống phải đảm bảo tiêu chuẩn khỏe, sạch bệnh, mua từ các vườn ươm đã công bố tiêu chuẩn cây giống xuất vườn.
- Luân canh: Đất trồng cà chua cần thường xuyên luân canh với các cây trồng khác họ như rau thập tự, hành tây, xà lách, đậu leo để hạn chế các sâu bệnh nguy hiểm như bệnh virus, mốc sương, héo xanh.
- Ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiện đại như sản xuất trong nhà kính, nhà lưới đảm bảo thiết kế có thể ngăn côn trùng từ ngoài vào, sử dụng màng phủ luống, công nghệ tưới nước, bón phân tự động giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại.
- Đảm bảo mật độ khoảng cách trồng phù hợp, mùa khô trồng từ 27.000 - 30.000 cây/ha; mùa mưa mật độ trồng từ 18.000 - 20.000 cây/ha.
- Quản lý cỏ dại: Thường xuyên làm sạch cỏ dại trên ruộng và xung quanh bờ ruộng bằng các biện pháp nhổ bỏ cỏ bằng tay, bằng cuốc, không sử dụng thuốc trừ cỏ.
- Bón phân đầy đủ, cân đối chú ý tăng cường phân hữu cơ (phân chuồng hoặc hữu cơ vi sinh). Tuyệt đối không sử dụng phân xác mắm, phân chuồng chưa hoai mục. Ngoài ra cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại phân vô cơ, các nguyên tố trung vi lượng để cây phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
- Tưới nước: Nên tưới nước cho cây vào buổi sáng để bộ lá mau khô hạn chế bệnh do nấm và vi khuẩn khi có nước sẽ lan truyền từ lá cây nhiễm bệnh tới lá cây khỏe qua các giọt nước và các nấm gây bệnh cần nước để nảy mầm và xâm nhập vào lá.
* Biện pháp vật lý, cơ giới
- Trong quá trình canh tác, thường xuyên vệ sinh vườn, ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh gây hại nặng và các tàn dư thực vật khác, thu gom để tiêu hủy.
- Việc cắt tỉa lá cần chú ý dụng cụ lao động phải khử trùng liên tục bằng cồn 70 độ nếu trên ruộng đã xuất hiện các loại bệnh hại đặc biệt là vi khuẩn, virus.
- Sử dụng bẫy xanh, bẫy vàng để dẫn dụ trưởng thành ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ phấn. Đặt bẫy dính ở độ cao cách ngọn cây 15-20cm, tùy thuộc vào loại bẫy, đối với kích thước bẫy dính 40x50cm đặt so le với khoảng cách 3m/bẫy.
* Biện pháp sinh học
- Bảo vệ các loài thiên địch như bọ rùa; nhện Lycosa, các loài ong ký sinh ruồi đục lá như Opius sp., Danusa sasakawai, Sphaeripalpus sp..
- Trồng các cây có hoa xung quanh vườn như cúc cánh bướm, hướng dương… để thu hút các loài ong ký sinh nhằm hạn chế các loài sâu hại như bọ trĩ, sâu đục trái, ruồi đục lá.
- Sử dụng các chế phẩm nguồn gốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại như: Trichoderma spp. xử lý đất để phòng trừ nấm bệnh, vi khuẩn gây hại cho cà chua như bệnh héo xanh, héo vàng, lở cổ rễ. Chế phẩm BT (Denfil 32WP, Biocin 16WP) phòng sâu đục trái. Chế phẩm Azadirachtin (Neem Nim Xoan Xanh green 0.15EC) phòng trừ ruồi đục lá. Garlic juice (Bralic - Tỏi Tỏi 1.25SL); Oxymatrine (Vimatrine 0.6 SL); Citrus oil (MAP Green 3SL) phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn.
* Biện pháp hóa học
Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật cần thiết, ưu tiên sử dụng các loại thuốc có phổ tác động hẹp, ít độc, không phun thuốc định kỳ. Lưu ý một số dịch hại như ruồi đục lá, bọ phấn, bệnh mốc sương đã hình thành các chủng kháng thuốc, cần luân phiên sử dụng các loại thuốc BVTV có hoạt chất khác nhau, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt sử dụng theo đúng hướng dẫn tại Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên cà chua ở Việt Nam hiện hành.
Phan Thị Nhung
Một số hình ảnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
giảm sử dụng thuốc BVTV trên cây cà chua
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 03/10/2022 – 09/10/2022 - 06/10/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 12/6/2023 – 18/6/2023 - 16/06/2023
- Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 16/03/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 25 (Từ ngày 17/6/2024 – 23/6/2024) - 20/06/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24/7/2023 – 30/7/2023 - 26/07/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 15/5/2023 – 21/5/2023 - 18/05/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 31/10/2022 – 06/11/2022 - 03/11/2022
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền công bố dịch hại thực vật - 16/01/2019
- Các loài virus hại rau, hoa tại Lâm Đồng và giải pháp quản lý - 11/07/2018
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/3/2023 – 19/3/2023 - 16/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/11/2022 – 13/11/2022 - 14/11/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/3/2023 – 02/4/2023 - 29/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/7/2023 – 16/7/2023 - 13/07/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 08/5/2023 – 14/5/2023 - 10/05/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/9/2022 – 02/10/2022 - 29/09/2022
- Bệnh héo rũ (TSWV) gây hại trên hoa cát tường tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 02/04/2018
- Hội thảo tổng kết lớp Huấn luyện nông dân về IPM trên cây lúa tại Đạ Tẻh - 31/08/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 24 (Từ ngày 10/6/2024 – 16/6/2024) - 13/06/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24/4/2023 – 30/4/2023 - 27/04/2023
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019