Kết quả khảo nghiệm phòng trừ một số dịch hại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục trên cây dâu tằm và bí ngồi năm 2020
- Được viết: 26-04-2021 09:58
Kết quả khảo nghiệm phòng trừ một số dịch hại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục trên cây dâu tằm và bí ngồi năm 2020
Hiện nay toàn tỉnh có 8.488ha dâu tằm trồng tập trung tại các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai và TP Bảo Lộc. Mặc dù diện tích canh tác dâu tằm khá lớn nhưng hầu như không có công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV có khảo nghiệm, đăng ký vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng phòng trừ dịch hại trên cây dâu tằm chủ yếu do nhu cầu sử dụng của người dân ít và tằm rất mẫn cảm với lá dâu có sử dụng thuốc BVTV.
Để hỗ trợ người dân trong việc lựa chọn thuốc BVTV để quản lý dịch hại trên cây dâu tằm, năm 2020, Chi cục Trồng trọt & BVTV đã tiến hành 4 khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc BVTV phòng trừ tuyến trùng, rầy rệp, bệnh rỉ sắt, phấn trắng hại dâu tằm tại các huyện Lâm Hà, Di Linh, Đạ Huoai. Kết quả khảo nghiệm đã xác định thuốc Tiêu tuyến trùng 18EC (hoạt chất tinh dầu quế 18%), liều lượng sử dụng 100ml/8 lít, lượng nước thuốc 150 lít/1000m2, xử lý 2 lần cách nhau 14 ngày kết hợp thuốc điều hòa sinh trưởng Ric 10WP (100g/10 lít), xử lý theo phương pháp tưới kỹ xung quanh gốc trong vùng rễ cây có hiệu quả khá tốt phòng trừ tuyến trùng hại dâu tằm và giúp phục hồi cây, lá dày và xanh hơn. Đối với rầy rệp hại dâu tằm có thể sử dụng thuốc Bini 58 40EC (hoạt chất Dimethoate) ở liều lượng 2,5 lít/ha để phòng trừ; đối với bệnh rỉ sắt, phấn trắng có thể sử dụng thuốc Anvil® 5SC (hoạt chất Hexaconazole) liều lượng 1,2 Lít/ha có hiệu lực khá tốt và tương đối an toàn đối với cây dâu và sinh trưởng của con tằm khi lấy lá cho tằm ăn ở thời điểm 7 ngày sau phun thuốc.
Ngoài các loại thuốc trên, thuốc Kumulus 80WG sử dụng nồng độ 0,4% phòng trừ bệnh phấn trắng dâu tằm; thuốc Oshin 20WP (liều lượng sử dụng 0,2 kg/ha), Movento 150 OD (liều lượng sử dụng 0,5 lít/ha) phòng trừ rầy rệp/dâu tằm; Encolenton 25WP (liều lượng sử dụng 0,4 kg/ha) phòng trừ bệnh rỉ sắt/dâu tằm tuy có hiêu quả khá tốt nhưng có ảnh hưởng gây chết tằm nên cần lưu ý không sử dụng để phun cho dâu.
Hình ảnh: Khảo nghiệm thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại dâu tằm
Năm 2020, ngoài các khảo nghiệm trên cây dâu tằm, Chi cục đã tiến hành 02 khảo nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh phấn trắng và héo xanh hại cây bí ngồi tại Đơn Dương. Kết quả các khảo nghiệm đã xác định thuốc Manage 5WP (liều lượng 1,4kg/ha) có hiệu lực tốt phòng trừ bệnh phấn trắng; thuốc Daconil 500SC (liều lượng 2 lít/ha) và thuốc Score 250EC (liều lượng 0,5 lít/ha) có hiệu lực khá phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây bí ngồi. Đối với bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây bí ngồi, thuốc Starner 20WP và Kasumin 2SL đều có hiệu lực khá. Các loại thuốc trên ở liều lượng khảo nghiệm đều không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bí ngồi.
Vũ Thị Thúy - Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/3/2023 – 02/4/2023 - 29/03/2023
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 19 (Từ ngày 06/5/2024 – 12/5/2024) - 09/05/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 05/9/2022 - 11/9/2022 - 08/09/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 16 (từ ngày 15/4/2024 – 21/4/2024) - 18/04/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/02/2023 – 12/02/2023 - 08/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/8/2023 – 13/8/2023 - 11/08/2023
- Khai giảng lớp Huấn luyện nông dân về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây lúa tại Cát Tiên - 22/05/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 15 (từ ngày 08/4/2024 – 14/4/2024) - 10/04/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 14 (từ ngày 01/4/2024 – 07/4/2024) - 08/04/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/4/2023 – 16/4/2023 - 13/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/10/2022 – 16/10/2022 - 13/10/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 28/8/2023 – 03/9/2023 - 31/08/2023
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền công bố dịch hại thực vật - 16/01/2019
- Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 16/03/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 15/8/2022 - 21/8/2022 - 17/08/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/01/2023 – 05/02/2023 - 02/02/2023
- Bệnh mốc xám hại cây phúc bồn tử và biện pháp phòng trừ - 11/07/2023
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 03/4/2023 – 09/4/2023 - 10/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/02/2024 – 03/3/2024 - 01/03/2024