Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá
- Được viết: 18-11-2019 13:49
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 trên thế giới song thường xuyên đối mặt với những biến động thất thường.
Người dân Đắk Lắk thu hoạch cà phê
Trong vòng 3 năm qua (từ cuối năm 2016), tình hình sản xuất, kinh doanh cà phê của cả nước trong đó có tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều thách thức khi giá cả liên tục lao dốc, kéo dài.
Trước tình hình đó, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận tập hợp và đại diện cho các cá nhân, đơn vị liên quan trong ngành cà phê hoạt động tại Đắk Lắk phối hợp tạo ra mối liên kết trong tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm cà phê nhân mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, các loại cà phê có chứng nhận chất lượng cao…) đã bàn các giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá.
Một trong những giải pháp đáng quan tâm tại Đại hội Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột nhiệm kỳ III (2019-2024) diễn ra cuối tuần qua qua là nâng cao chất lượng cà phê bằng cách tập trung khâu chế biến sâu, hạn chế chạy theo số lượng xuất khẩu thô. Hiện Đắk Lắk đã có hơn 150 cơ sở rang say, chế biến sâu sản phẩm cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột (tên gọi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm cà phê nhân đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp đăng bạ vào năm 2005).
Thông qua các sản phẩm cà phê chế biến sâu, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận diện được thương hiệu cà phê Việt, tạo liên kết chuỗi sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho cà phê nhân. Cùng với việc phát triển cà phê chế biến sâu, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột còn quan tâm đến phát triển cà phê đặc sản. Thị phần cà phê đặc sản chỉ dưới 10% nhưng doanh thu chiếm tới 37% tổng doanh thu toàn ngành cà phê thế giới.
Sản phẩm cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã có mặt tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để nâng cao thương hiệu cà phê Việt, hiệp hội đã vạch ra nhiệm vụ trong tâm trong thời gian tới là đăng ký bảo hộ thương hiệu cà phê quốc tế.
Đến nay đã có 12/17 quốc gia đồng ý bảo hộ thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” gồm các nước Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bỉ... Các quốc gia từ chối bảo hộ gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Vương quốc Anh với các lý do khác nhau. Do đó, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tham vấn các chuyên gia và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để tìm phương thức bảo hộ khác tại các thị trường này.
Nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam
Các tin khác
- Phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm - 04/02/2020
- Phục hồi vườn hồ tiêu sinh trưởng kém - 01/11/2019
- Đăng ký danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 112/NQ-HĐND - 18/01/2019
- Công tác kiểm dịch thực vật nội địa tại một số công ty nhập khẩu giống hoa phục vụ tết Nguyên Đán 2018 - 15/02/2018
- Thông báo một số đối tượng có hành vi lừa đảo các cơ sở buôn bán VTNN - 19/08/2019
- Hội thảo về nông nghiệp thông minh diễn ra tại Đà Lạt từ 21 - 22/8 - 19/08/2015
- Lo ngại xây dựng trái phép, Đà Lạt dừng phát triển du lịch canh nông - 21/09/2020
- Hội nghị triển khai công tác thi đua năm 2013 của khối thi đua các đơn vị thuộc Sở NN & PTNT Lâm Đồng - 11/04/2013
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón - 07/11/2019
- Xây dựng thương hiệu từ "gốc" - 03/05/2018
- Hội thảo bảo hộ giống cây trồng - 25/11/2019
- Rầy nâu hoành hành - 18/08/2015
- Nông dân Lâm Hà vững vàng làm kinh tế giỏi - 14/08/2024
- Bọ xít đen hại lúa - 10/09/2014
- Đánh tráo giống cà chua - 25/07/2013
- Hội nghị Bầu đại diện người sản xuất cà phê ở Lâm Đồng tham gia Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam - 11/11/2013
- Hội thảo tổng kết mô hình Phòng trừ tổng hợp bệnh virus sọc thân (TSWV) hại hoa cúc tại Đà Lạt - 02/12/2019
- Sau hoa lay ơn đến rau củ làm thức ăn cho bò - 20/02/2014
- HƯỚNG DẪN THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2021-2022 - 03/12/2021
- Tình hình canh tác cây bơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 11/12/2020