Tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Được viết: 18-12-2020 08:33
Theo số liệu tổng hợp của các địa phương tính đến ngày 30/11/2020 diện tích cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 4.863,3 ha, trong đó diện tích thu hoạch 1.270 ha, năng suất bình quân ước đạt 27,1 tạ/ha, sản lượng 3.441 tấn.
Diện tích mắc ca trồng bằng cây giống ghép 4.130,4 ha (chiếm 85%) và trồng bằng cây giống thực sinh 732,9 ha (chiếm 15%). Các dòng sản xuất chủ yếu là OC (chiếm 16,61%), 246 (chiếm 13,29%), 849 (chiếm 12,6%), QN1 (chiếm 11,15%), 816 (chiếm 9,31%), 800 (chiếm 6,65%), 695 (chiếm 5,74%), 788 (chiếm 3,78%), 842 (chiếm 3,37%), 900 (chiếm 2,46%), Daddow (chiếm 1,73%), giống khác (chiếm 13,3%).
Toàn tỉnh hiện có 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống mắc ca, với số lượng 877.000 cây/năm, trong đó 03 cơ sở tự công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng cây giống trước khi xuất vườn đã được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng thông báo tiếp nhận với tổng số 710.000 cây giống ghép/năm; có 08 cơ sở kinh doanh cây giống và 03 cơ sở chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống, với số lượng 167.000 cây; có 03 vườn cây đầu dòng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng công nhận vườn cây mắc ca đầu dòng cho Công ty TNHH Him Lam Mắc ca, với diện tích 115.341 m2, số lượng vật liệu khai thác 739.700 mầm chồi/năm cho các dòng OC; 246; 695; 741; 800; 816; 849, QN1, A38 và Daddow; cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh; diện tích trồng mới năm 2020 là 706,8 ha, với số lượng cây giống các cơ sở sản xuất, kinh doanh cung ứng là 710.000 cây giống ghép/năm đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất cho người dân trên địa bàn tỉnh, đáp ứng diện tích trồng mới từ 2.840 – 3.400 ha./.
Hoàng Hữu Chiến
Một số hình ảnh giống mắc ca
Các tin khác
- Bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Lạc Dương trong những ngày đầu năm 2019 - 14/01/2019
- Thực trạng ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản hoa Cúc cắt cành - 25/10/2019
- Lại đổ xô trồng chanh dây - 25/06/2014
- Lâm Đồng và Hà Nam hợp tác nông nghiệp CNC giai đoạn 2015–2020 - 18/08/2015
- Báo động ô nhiễm rác thải từ sản xuất nông nghiệp - 18/08/2013
- Kết quả thực hiện chương trình tái canh, ghép cải tảo giống cà phê giai đoạn 2013-2019 và kế hoạch, giái pháp trong thời gian tới - 10/12/2019
- Danh sách cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả còn hiệu lực - 29/12/2019
- Phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm - 04/02/2020
- Triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Cục Trồng trọt - 09/06/2021
- Hội nghị Các giải pháp tăng cường công tác quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2013 - 22/12/2013
- Hội thảo "Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt" - 11/10/2017
- Đánh tráo giống cà chua - 25/07/2013
- Nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - 23/07/2024
- Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông - 11/07/2024
- Hội nghị “Đánh giá thực trạng và bàn các giải pháp quản lý sản xuất, kiểm soát bệnh xoăn lá virus trên cây rau họ cà tại Lâm Đồng” - 10/06/2017
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 12/07/2017
- Lâm Đồng công nhận nguồn giống cây cà phê đầu dòng Xanh lùn (TS5) - 11/06/2018
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa, invitro đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 29/12/2019
- Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt sản xuất nhiều giống cây trầu bà (Calathea spp.) mới - 09/07/2018
- Hội thảo “Vượt qua các thách thức trong Nông nghiệp bằng ứng dụng kinh nghiệm Israel trong canh tác thông minh” - 06/11/2018