Thống kê truy cập

3536649
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
5411
15337
76294
3536649
Dự tính, dự báo

Một số dịch hại mới trên cây cà chua tại Lâm Đồng

Ngày 25 tháng 6 năm 2013, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng kiểm tra dịch hại trên cây cà chua Đơn Dương và Đức Trọng.

Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê

Ngày 21 tháng 5 năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Lâm Hà tiến hành điều tra tình hình loài ve sầu mới đẻ trứng, gây hại cành cà phê và các cây trồng khác. Kết quả, tổng diện tích nhiễm ve sầu mới 50,85 ha.

Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ

Theo điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng; tính đến tháng 5/2013 diện tích dâu tây được trồng 80ha. Trong đó tại TP Đà Lạt (60ha) và huyện Lạc Dương (20ha). Giống dâu tây chủ yếu được trồng là giống Mỹ Đá, ngoài ra còn một số giống khác: Langbian, Mỹ thơm, Pháp, Newzeland). Hiện nay, do mưa nhiều, nhiệt độ cao, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh gây hại trên dâu tây, đặc biệt là bệnh thối trái gia tăng và gây hại mạnh.

Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà

Theo văn bản số 15/TTr-TTNN ngày 17 tháng 5 năm 2013 của Trung tâm Nông nghiệp Lâm Hà về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê. Ngày 21 tháng 5 năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Lâm Hà tiến hành điều tra tình hình loài ve sầu mới đẻ trứng, gây hại cành cà phê và các cây trồng khác.

Tình hình sâu đục quả mít tại Đam Rông và biện pháp phòng trừ

Ngày 11/3/2013 Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng nhận được báo cáo của Phòng nông nghiệp Đam Rông về việc báo cáo sâu bệnh hại trên cây mít (Báo cáo số 12/BC-NN ngày 05/3/2013) tại Doanh nghiệp tư nhân Thiên Lý.

Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng

Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2012, ruồi vàng đã xuất hiện và gây hại trên 500 ha trồng mít của huyện Đạ Huoai với tỷ lệ trái bị hại 60–70 %, tỷ lệ cây bị hại 100 % trên các giống mít tố nữ, tố tây, mít nghệ, mít Mã Lai được trồng tại địa phương. Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng đã kiểm tra tình hình thực tế và lấy mẫu gửi đi phân tích, giám định tại Viện BVTV. Kết quả xác định có 02 loài gây hại là Bactrocera dorsalisBactrocera umbrosa thuộc họ Tephritidae bộ Diptera.

Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai

Trong những năm gần đây, sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như: khoai lang, mía, cây tiêu, ca cao, cà phê, măng cụt, mít, cao su, khoai mỳ … Trong năm 2012, tổng diện tích cây trồng bị sùng trắng gây hại là 185 ha (Đạ Huoai 180 ha, Cát Tiên 5 ha), với mật độ 3 - 5 con/gốc. Sùng trắng là ấu trùng của bọ hung, có 3 loại gây hại trên cây trồng bao gồm: Bọ hung đen - Allissonotum impressicolle, bọ hung nâu -Holotrichia sinensis; Bọ hung xanh - Anomata sp.Bọ hung thuộc họ bọ rầy Scarabaeidae, bộ cánh cứng Coleoptera.