Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 11/11/2019 – 17/11/2019
- Được viết: 26-12-2019 14:41
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc |
Số: 46/TB – TTBVTV |
Lâm Đồng, ngày 14 tháng 11 năm 2019 |
THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG 7 NGÀY
Tuần 46 (Từ ngày 11/11/2019 – 17/11/2019)
I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT
Tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu trời nhiều mây, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa vài nơi; nhiệt độ trung bình 18,5 – 22,20C, cao nhất 30,2 – 340C, thấp nhất 12,6 – 17,40C; độ ẩm không khí 79 – 84%, lượng mưa 31,3 – 89,3mm.
II. TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Cây lúa |
||
Vụ Hè Thu |
Thu hoạch xong |
5.912 |
Vụ Mùa |
|
12.796 |
Đẻ nhánh |
4.683 |
|
Đòng – trỗ |
3.025 |
|
Ngậm sữa |
3.149 |
|
Thu hoạch |
1.939 |
|
Vụ Đông Xuân |
1.230 |
|
Mạ |
1.230 |
|
Cây ngô |
||
Vụ Hè Thu |
Thu hoạch xong |
6.345 |
Vụ Mùa |
Cây con – phát triển thân lá |
3.055,2 |
Vụ Đông Xuân |
Cây con |
197 |
Cây trồng khác |
||
Cây cà phê |
174.391 |
|
Kiến thiết cơ bản |
9.647 |
|
Chắc quả - chín bói |
164.744 |
|
Cây điều |
Phát triển thân lá – ra lộc non |
27.176,3 |
Cây chè |
Chăm sóc – thu hoạch |
12.411,3 |
Cây sầu riêng |
Chăm sóc – thu hoạch |
8.520 |
Cây tiêu |
Quả non – nuôi quả |
2.204,4 |
Cây cà chua |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
1.418 |
Rau họ thập tự |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
2.502 |
Hoa cúc |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
1.300 |
III. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI 7 NGÀY
1. Cây lúa:
- Bệnh đạo ôn lá biến động nhẹ so với kỳ trước, nhiễm 105ha tại Đạ Tẻh, TLH 9 – 15,7%.
- Bệnh đạo ôn cổ bông ít biến động so với kỳ trước, nhiễm 17ha lúa giai đoạn trỗ - chín tại Đạ Tẻh (2ha nhiễm nặng), TLH 8 – 12,1%.
- OBV, sâu cuốn lá, bọ trĩ, bệnh đốm sọc vi khuẩn, …gây hại ở mức nhẹ.
2. Cây ngô: Sâu keo mùa thu gây hại 24ha tại Đơn Dương (giảm 8ha so với kỳ trước), mật độ trung bình 2-5 con/m2.
3. Cây cà phê:
- Bọ xít muỗi ít biến động so với kỳ trước, gây hại 717ha cà phê chè tại Lạc Dương, Đà Lạt, Đam Rông, TLH 13 - 28%.
- Bệnh gỉ sắt ít biến động so với kỳ trước, nhiễm 121ha tại Đà Lạt, Lâm Hà, TLH 18,6-40%.
- Bệnh khô cành, khô quả gây hại 528ha tại Lạc Dương, Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà (tăng 212ha so với kỳ trước), TLH 15,8-25%.
- Rệp các loại, mọt đục cành, sâu đục thân mình trắng,… gây hại ở mức nhẹ.
4. Cây chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ… gây hại ở mức nhẹ.
5. Cây điều: Biến động nhẹ so với kỳ trước.
- Bọ xít muỗi gây hại rải rác 667ha tại Đạ Tẻh, TLH 14 – 39,1%.
- Bệnh thán thư nhiễm 1.947,7ha tại 3 huyện phía Nam, TLH 17,8 – 36,4%.
6. Cây tiêu: Bệnh chết nhanh gây hại 9,4ha tại Đạ Huoai, TLH 4,6 – 8,2%.
7. Cây sầu riêng: Bệnh chảy gôm ít biến động so với kỳ trước, nhiễm 483,2ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, TLH 11,1 – 26,6%.
8. Cây rau, hoa:
Cà chua: Bệnh virus gây hại 203,1ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (36,5ha nhiễm nặng), tăng 24,5ha so với kỳ trước, TLH 9,4 - 26,7%.
Rau họ thập tự:
- Bệnh sưng rễ gây hại 78,5ha tại Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương, Đà Lạt, (tăng 15ha so với kỳ trước), TLH 4,5 - 10%.
- Sâu tơ gây hại rải rác 55ha tại Lạc Dương, Đà Lạt (giảm 15ha so với kỳ trước), mật độ 11,6 - 25 con/m2.
Hoa cúc: Bệnh virus gây hại 50ha tại Đà Lạt, Lạc Dương (trong đó có 15ha nhiễm nặng), TLH 30-50%.
9. Cây trồng khác: Cây cao su, dâu tằm, chanh leo, cà rốt, dâu tây, hoa hồng,… sâu bệnh hại không đáng kể.
IV. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
- Cây lúa: Do thời tiết nắng mưa xen kẽ, ẩm độ cao thuận lợi cho rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông phát triển mạnh. Khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ kịp thời.
- Trên cây cà phê: Bọ xít muỗi, rỉ sắt, khô cành khô quả, vàng lá có khả năng tiếp tục gây hại mạnh trên cà phê.
- Trên cây điều: Cây điều đang thời kỳ rụng lá và nảy chồi rải rác, chú ý phòng trừ bọ xít muỗi, bệnh thán thư.
- Trên cây rau: Thời tiết khu vực phía Bắc của tỉnh tuần tới lượng mưa có xu hướng giảm, chú ý phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn, virus/ rau họ cà; sâu tơ/ rau họ thập tự.
- Trên cây sầu riêng: Ẩm độ không khí cao, bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục lây lan và gây hại mạnh tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh
- Trên cây hoa cúc: Bệnh virus, rỉ sắt tiếp tục gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc.
V. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại một số cây trồng chủ lực trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông một số biện pháp kỹ thuật sau:
1. Cây điều
Cây điều đang thời kỳ rụng lá, ra chồi non, hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc, thăm vườn thường xuyên để kiểm tra phát hiện sớm sâu bệnh và phòng trừ kịp thời. Vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ dại trong ruộng, bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của bọ xít muỗi, cắt bỏ tiêu hủy những cành, lá bị bệnh. Các vườn nhiễm bệnh thán thư có thể sử dụng các loại thuốc: Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP,…), Hexaconazole (Tungvil 5SC, 10SC, …); Bọ xít muỗi phòng trừ bằng các loại thuốc: Cypermethrin (Wamtox 100EC, Tungrin 25EC, Sherbush 5EC, 10EC; …); Permethrin (Peran 50EC, Permecide 50EC…).
2. Cây rau, hoa:
Bệnh virus: sử dụng cây giống sạch bệnh, canh tác trong điều kiện nhà kính nhà lưới đảm bảo độ thông thoáng, sử dụng lưới bao quanh từ 40 mesh trở lên để ngăn được côn trùng chích hút (bọ trĩ, bọ phấn). Áp dụng các biện pháp chăm sóc, bón phân đầy đủ cân đối để cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra thường xuyên phòng trừ bọ phấn, bọ trĩ bằng thuốc có hoạt chất Abamectin, Dinotefuran, Citrus oil, Oxymatrine, Spinetoram ...; Sử dụng các chất kích kháng tăng khả năng chống chịu như Cytosinpeptidemycyn (Sat 4SL),…/.
Nơi nhận: - Trung tâm BVTV miền Trung; - Lãnh đạo Chi cục TT&BVTV (B/c); - Lưu: VT, TT, BVTV |
K/T CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG (đã ký)
Nguyễn Thị Phương Loan
|
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 01/8/2022 - 07/8/2022 - 04/08/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 29/3/2021 – 04/4/2021 - 01/04/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/5/2021 – 23/5/2021 - 20/05/2021
- Tập huấn Phương pháp điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng - 26/03/2013
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 24/02 – 01/03/2020 - 27/02/2020
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 21/10/2019 – 27/10/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 28/02/2022 – 06/3/2022 - 03/03/2022
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 8 năm 2017 - 24/08/2017
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/02/2022 – 13/02/2022 - 10/02/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 18/4/2022 – 24/4/2022 - 21/04/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/6/2022 - 2/6/2022 - 13/06/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13 - 19/7/2020 - 16/07/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 21/12 – 27/12/2020 - 25/12/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 27/6/2022 – 03/7/2022 - 30/06/2022
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 09/9/2019 – 15/9/2019 - 26/12/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 28/3/2022 – 03/4/2022 - 30/03/2022
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 16/03 – 22/03/2020 - 20/03/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 09/8/2021 – 15/8/2021 - 11/08/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 12/7/2021 – 18/7/2021 - 15/07/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/10 – 30/10/2020 - 30/10/2020