Đắt đỏ xà lách cô rôn Đà Lạt giá 40.000 đồng/kg
- Được viết: 20-04-2018 10:09
Đắt đỏ xà lách cô rôn Đà Lạt giá 40.000 đồng/kg
Bệnh vàng lá chiếm tỷ lệ cao khiến giá rau cô rôn ở Đà Lạt tăng vọt so với mọi năm.
Thông thường sau Tết vài tháng, giá nhiều loại rau ăn lá ở Đà Lạt, trong đó có cô rôn thường rất rẻ. Tuy nhiên, từ hơn nửa tháng nay giá loại rau này đột nhiên trở chiều tăng giá từng ngày, từ mức 5.000 - 7.000 đồng lên 40.000 đồng một kg, khiến nhiều nhà vườn tranh thủ xuống giống vì có thời gian canh tác nhanh. Nhưng khi xuống giống được trên một tuần thì cây rau bắt đầu có triệu chứng vàng lá, héo rũ và đốm đen ở đọt, sau đó chết dần.
Điểm thu gom rau ở Đà Lạt. Ảnh: Quốc Dũng
Ông Sơn Lâm, một nhà vườn Đà Lạt cho biết, cách đây 25 ngày nhà ông xuống giống 30.000 cây cô rôn và được mua nguyên đám ngay sau khi trồng với giá 1.000 đồng một gốc, chủ vườn chỉ bỏ công tưới, còn chi phí bón phân và chăm sóc khác do người mua tự bỏ ra. Tuy nhiên khi trồng được hơn một tuần, nhiều đám rau có biểu hiện vàng lá, héo rũ nên phải mua thêm gần một phần ba số cây giống mới để thay thế, nhưng tình hình vẫn không cải thiện.
"Với tình hình này chắc chắn người mua sẽ gặp nhà vườn để thoả thuận lại theo thực tế", ông Lâm nói.
Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, hiện tượng rau ăn lá bị héo rũ đã xảy ra 2 năm nay. Nguyên nhân do virus đốm héo cà chua gây nên, lây lan chủ yếu qua môi giới bọ trĩ chích hút. Nhiều loại rau ăn lá khác như xà lách, lô lô… hiện cũng bị nhiễm bệnh với hiện tượng tương tự, nhưng rau cô rôn bị bệnh chiếm tỷ lệ lên tới 70%.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo, virus gây hại trên cây rau cô rôn mà nhiều nhà vườn đang phải đối mặt phát triển mạnh vào các tháng 4 và 5, khi thời tiết nóng và chuyển mùa. Hiện chưa có thuốc đặc trị nên nhà vườn cần canh phòng bọ trĩ và sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế.
Theo Quốc Dũng - Báo Gia đình.NET.VN
Các tin khác
- Nguồn giống phục vụ tái canh, ghép cải tạo giống cà phê năm 2020 - 30/06/2020
- Thông báo các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định - 05/07/2017
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở - 29/12/2019
- Tin bài hướng dẫn thu hoạch, bảo quản và chăm sóc cây cà phê giai đoạn sau thu hoạch - 11/11/2020
- Bọ xít đen hại lúa - 10/09/2014
- Tăng cường công tác hướng dẫn, quản lý trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê - 25/11/2019
- HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH - 11/01/2022
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên chè tại thành phố Bảo Lộc - 16/09/2018
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 12/07/2017
- Quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn - 10/09/2014
- Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa invitro - 23/08/2018
- Lâm Đồng và Hà Nam hợp tác nông nghiệp CNC giai đoạn 2015–2020 - 18/08/2015
- Hội nghị tổng kết công tác Bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên - 01/11/2019
- Thông báo mở lớp tập huấn Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón (đợt 2) - 21/08/2019
- Lâm Đồng công nhận nguồn giống cây cà phê đầu dòng Xanh lùn (TS5) - 11/06/2018
- Quyết định Công nhận vườn cây sầu riêng đầu dòng - 14/10/2018
- Báo động ô nhiễm rác thải từ sản xuất nông nghiệp - 18/08/2013
- Hội nghị phát triển cây sầu riêng công nghệ cao tại Đạ Huoai - 25/06/2018
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón - 07/11/2019
- Tình hình sản xuất hoa cúc xuất khẩu tại công ty TNHH Trang trại Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Việt - 27/04/2020