Hội thảo "Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam"
- Được viết: 10-12-2017 21:29
HỘI THẢO
Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam
Cà phê là cây trồng chủ lực của Việt Nam, mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân và góp phần làm thay đổi diện mạo nhiều vùng nông thôn, nhất là 5 tỉnh Tây Nguyên. Tính đến cuối năm 2016, diện tích trồng cà phê ở nước ta đạt khoảng 650.000 ha (trong đó cà phê vối chiếm khoảng 95%, còn lại là cà phê chè, cà phê mít); sản lượng xuất khẩu năm 2016 đạt 1,79 triệu tấn; kim ngạch đạt 3,3 tỉ USD; trong đó cà phê chế biến rang xay và hòa tan chiếm khoảng 10% tổng giá trị.
Hiện nay, ngành cà phê Việt Nam đã có những đột phá về năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích do áp dụng khá đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới, như sử dụng giống mới, tưới nước hợp lý, bón phân cân đối, tạo hình, áp dụng IPM trong phòng trừ dịch hại... Từ đó, năng suất cà phê bình quân của Việt Nam trong 10 năm qua đạt trên 2,2 tấn nhân/ha (là một trong những nước có năng suất bình quân cao nhất thế giới).
Tỉnh Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng và đặc biệt là trồng được cả 3 chủng loại cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta), cà phê mít (Liberica) với chất lượng tốt. Ước năm 2017, diện tích cà phê của tỉnh là 158.624 ha, năng suất bình quân 30,3 tạ/ha, sản lượng 454.247 tấn; trong đó cà phê chè 16.260 ha, năng suất bình quân 29,7 tạ/ha, sản lượng 46.296 tấn (được đánh giá đứng thứ nhất cả nước về diện tích và chất lượng cà phê chè), và một trong 10 mục tiêu chiến lược của tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới vừa được xác định là: Xây dựng Lâm Đồng trở thành Trung tâm cà phê arabica của Việt Nam, là một trong những vùng cà phê arabica có chất lượng cao trên thế giới. Bên cạnh nhãn hiệu “cà phê DiLinh”; đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam cấp 02 nhãn hiệu độc quyền cho cà phê chè là “Cà phê Arabica Langbiang” tại Lạc Dương và mới đây nhất nhãn hiệu độc quyền “Cà phê Cầu Đất Đà Lạt” cũng đã được cấp chứng nhận. Với diện tích cà phê chè hiện đang sản xuất tại Đà Lạt, Lạc Dương khoảng 7.000 ha … khi được chứng nhận nhãn hiệu độc quyền sẽ là điều kiện thuận lợi để các công ty thu mua chế biến cà phê xuất khẩu trong và ngoài nước như Acom, Luois, Stabug, … tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư nhằm phát triển trong thời gian tới.
Chính từ những ưu thế chung của tỉnh, cùng với tầm quan trọng của ngành hàng cà phê, Lâm Đồng vinh dự được chọn là địa phương đồng chủ trì cùng với Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam tổ chức Ngày cà phê Việt Nam lần thứ I, năm 2017.
Ngày 09/12/2017 tại Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, UBND tỉnh Lâm Đồng và Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về cà phê với chủ đề “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam”, nhằm đưa ra các giải pháp để nước ta giữ vững vị trí thứ hai về sản xuất, tăng nhanh về sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu cà phê trên thế giới; đẩy mạnh khâu chế biến cà phê rang xay, hòa tan, các sản phẩm khác nhằm đưa giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 lên 6 tỉ USD.
Tham dự Hội thảo có 300 đại biểu đến từ Văn phòng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp & PTNT; Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam; Ban chỉ đạo Tây Nguyên, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng; các tỉnh trồng cà phê lớn trên cả nước, mạng lưới các nhà sản xuất TMCB tại Việt Nam; các đại biểu quốc tế; công ty sản xuất, kinh doanh và nông dân trồng cà phê của các tỉnh Tây Nguyên. Các phóng viên Báo, Đài ở trung ương và tỉnh Lâm Đồng cũng về dự và đưa tin.
- Về phía Bộ Nông nghiệp & PTNT có: Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng;
- Về phía Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam có ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội;
- Về phía Ban Chỉ đạo Tây Nguyên có ông Điểu K’ré - Phó trưởng ban Thường trực;
- Về phía tỉnh Lâm Đồng có: Ông Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT; ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng và lãnh đạo các Sở, ngành, Viện nghiên cứu, Trường Đại học đóng chân trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội thảo, Ông Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy: Phát biểu khai mạc.
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT: Phát biểu chỉ đạo và nhấn mạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, nhận định những khó khăn, thách thức như: Việc liên kết chuỗi chưa chặt chẽ, còn nhỏ lẻ; tiến bộ khoa học kỹ thuật được khuyến cáo nhưng áp dụng chưa rộng rãi; diện tích cà phê già cỗi chưa được trồng thay thế còn nhiều (khoảng 120.000 ha cà phê trên 20 năm tuổi); vấn đề lạm dụng hóa chất vào sản xuất còn phổ biến làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất; công nghiệp sơ chế, chế biến hiện đại (rang, xay) còn hạn chế; cà phê xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân thô (có giá trị rất thấp). Đồng thời đưa ra một số giải pháp mà ngành cà phê Việt Nam cần tập trung cùng với các địa phương khắc phục như: nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích nhưng không mở rộng diện tích sản xuất; áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, sản lượng một cách hợp lý; bên cạnh đó cần có sự vào cuộc một cách đồng bộ, hiệu quả giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người sản xuất để ngành hàng cà phê ngày càng phát triển, hiệu quả, bền vững.
Tại Hội thảo, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam thông qua báo cáo “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam”; các diễn giải quốc tế, một số tỉnh và Tập đoàn, Công ty sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê đã phát biểu tham luận, đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy ngành hàng cà phê phát triển trong thời gian tới. Ngày 10/12/2017, các đại biểu trong nước và quốc tế đi tham quan thực tế tại một số vườn hộ trồng cà phê và Công ty chế biến cà phê tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Ngày cà phê Việt Nam, tại Quảng trường Lâm Viên - TP Đà Lạt, từ ngày 09 - 11/12/2017 còn có sự tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm và mời thưởng thức cà phê miễn phí của 30 đơn vị sản xuất, chế biến cà phê đến từ một số tỉnh trong nước và một số thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới.
Có thể nói, Ngày cà phê Việt Nam lần thứ nhất đã đem lại những tín hiệu tốt đẹp cho ngành cà phê Việt Nam nhằm đưa các sản phẩm vươn xa hơn đến thị trường thế giới, trong đó có những sản phẩm cà phê arabica chất lượng cao mà chỉ Lâm Đồng mới sản xuất được đã và đang được các doanh nghiệp của tỉnh từng bước khơi dậy tiềm thức của người sử dụng cà phê với những giống cà phê có chất lượng, giá trị cao như Bourbon, Catuai, Typica… mang thương hiệu Đà Lạt - Lâm Đồng.
Một số hình ảnh hoạt động của Lễ hội
Ông Nguyễn Xuân Tiến - Bí thư Tỉnh ủy: Phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam, báo cáo “Thời
kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam”
Toàn cảnh Hội thảo
Gian hàng cà phê của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước
Gian hàng cà phê của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước
Đoàn tham qua tại vườn canh tác cà phê của Hộ ông Nguyễn Văn Tưởng (Xã Đông Thanh, Lâm Hà)
Đoàn tham qua tại vườn canh tác cà phê của Hộ ông Trần Văn Xuất (TT Nam Ban, Lâm Hà)
Đoàn tham quan cơ sở chế biến cà phê tại Công ty TNHH cà phê Tám Trình (Xã Gia Lâm, Lâm Hà)
Đoàn tham quan cơ sở chế biến cà phê tại Công ty TNHH cà phê Hân Vinh (TT Nam Ban, Lâm Hà)
Phòng Hành chính Tổng hợp
Các tin khác
- Hội nghị "Đánh giá thực trạng và đề xuất quản lý cây giống invitro trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng" - 14/08/2018
- KẾT QUẢ THỰC HIỆN TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2021 - 03/12/2021
- Phục hồi vườn hồ tiêu sinh trưởng kém - 01/11/2019
- Nâng cao Chỉ số PCI và PGI trên lĩnh vực nông nghiệp - 16/07/2024
- Chuyện mới từ bông atiso - 18/08/2015
- Kết quả khảo sát các giống khoai tây nhập khẩu từ Hunggari - 30/03/2018
- Hội nghị phát triển cây sầu riêng công nghệ cao tại Đạ Huoai - 25/06/2018
- Khai mạc Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt và Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao - Thuộc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - Năm 2017 - 23/12/2017
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở - 14/10/2019
- Công tác kiểm dịch thực vật nội địa tại một số công ty nhập khẩu giống hoa phục vụ tết Nguyên Đán 2018 - 15/02/2018
- Tình hình thực hiện chuyển đổi giống cây trồng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 10/12/2024
- Tình hình sản xuất hoa cúc xuất khẩu tại công ty TNHH Trang trại Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Việt - 27/04/2020
- Hội nghị công chức, viên chức Chi cục Trồng trọt và BVTV năm 2023 - 19/01/2024
- Lạc Dương với mục tiêu 8.480 ha rau an toàn - 23/07/2024
- Bội thu cam VietGAP - 18/11/2019
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa, invitro đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 29/12/2019
- Phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật chuyên nghiệp - 04/06/2024
- Hội thảo “Sản xuất cây giống họ cà sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn cơ sở xuất vườn” - 25/09/2018
- Sâu lạ tấn công khoai lang - 17/10/2014
- Bảng tổng hợp 285 cơ sở SXKD giống cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh - 29/12/2019