Thống kê truy cập

4553848
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
4453
8183
48807
4553848

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 4 tháng 4 năm 2013

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           Số: 26/TB-BVTV                                Lâm Đồng, ngày26 tháng4 năm 2013

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 4 năm 2013

 

            I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Trong tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa vài nơi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa đến mưa to, nhiệt độ trung bình 22,80C, cao nhất 370C và độ ẩm 66,5 - 92%, lượng mưa phổ biến 14 - 78 mm.

            II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

            1. Cây lúa (Diện tích gieo trồng 7.759,8 ha) ‎‎

- Tổng diện tích gieo sạ lúa vụ Đông Xuân 2012 – 2013 là 10.391,3 ha (đã thu hoạch 5.315,5 ha tại Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Di Linh và Đức Trọng).

Bảng 1: Tiến độ gieo sạ vụ Đông Xuân 2012 - 2013

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đức Trọng

 

 

 

50

574

160

784

Đạ Tẻh

 

 

 

 

12

354

366

Đạ Huoai

 

 

 

 

 

8

8

Đơn Dương

 

 

 

 

942

 

942

Di Linh

 

98

190

92

556

7,8

943,8

Lâm Hà

 

 

 

 

1.212

 

1.212

Đam Rông

 

 

 

710

110

 

820

Tổng

 

98

190

852

3.414

521,8

5.075,8

- Hiện nay, diện tích lúa vụ Hè thu đã xuống giống 2.684 ha.

Bảng 2: Tiến độ gieo sạ vụ Hè thu 2013

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đạ Tẻh

 

10

 

 

 

 

10

Đạ Huoai

4

2

2

5

 

 

13

Cát Tiên

2.155

310

 

5

10

 

2.480

Di Linh

96

15

 

 

 

 

111

Lạc Dương

 

 

70

 

 

 

70

Tổng

2.255

327

82

10

10

 

2.684

 

- Rầy nâu: Gây hại tại Đạ Tẻh và Đạ Huoai trên diên tích 2,1 ha (mật độ trung bình 75 con/m2, cao 1.200 con/m2).

- Sâu đục thân: Xuất hiện và gây hại tại Đam Rông trên diện tích 126 ha (TLH 2,6 - 6%).

- Ốc bươu vàng: Gây hại trên diện tích 332 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh và Đạ Huoai, mật độ 0,7 - 7 con/m2, tăng 6,4 ha so với kỳ trước.

- Đạo ôn lá: Diện tích nhiễm tại Lâm  Hà, Đức Trọng và Đạ Huoai 71,5 ha (TLH 3,2 - 26,5%) trong đó có 10 ha nhiễm nặng tại Đức Trọng.

            2. Cây cà phê (Diện tích canh tác: 145.734,6 ha) 

- Bệnh khô cành: Bệnh nhiễm tại hầu hết các huyện trồng cà phê 24.065,3 ha (TLH 6,0 - 75%), giảm 546,8 ha so với kỳ trước, trong đó có 368,4 ha nhiễm nặng tại Bảo Lâm (TLH 50 - 75%).

- Vàng lá: Bệnh nhiễm tại các huyện trồng cà phê (Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc và Đà Lạt) 14.429 ha (TLH 3,1 - 20%), tăng 106,2 ha so với kỳ trước.

- Ve sầu: Gây hại 4.946,5 ha tại Đức Trọng, Lâm Hà, Đà Lạt, Di Linh và Đam Rông (mật độ 16,3 - 60 con/gốc), giảm 1.684 ha so với kỳ trước.

- Rệp sáp: Tổng diện tích nhiễm tại Di Linh, Bảo Lâm và Bảo Lộc 20.086,1 ha (TLH 5,8 - 39,5%), tăng 1.428,6 ha so với kỳ trước, trong đó có 2.418,2 ha nhiễm nặng tại Bảo Lâm (TLH 30 - 39,5%).

- Rệp các loại: Nhiễm tại Di Linh, Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông và Bảo Lộc 31.301,7 ha (TLH 8,9 - 62,5%), tăng 1.652,5 ha so với kỳ trước, trong đó có 1.695,3 ha nhiễm nặng tại Đức Trọng.

            3. Cây chè (Diện tích canh tác: 24.319,2 ha)

- Rầy xanh: Nhiễm 7.655,4 ha tại Bảo Lâm và Bảo Lộc (TLH 5,1 - 28,9%), trong đó nhiễm nặng 951,5 ha tại Bảo Lâm (TLH 20 - 28,9%).

- Bọ xít muỗi: Tổng diện tích nhiễm 10.136,5 ha tại Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc và Bảo Lâm (TLH 3,5 - 28,6%), giảm 244,8 ha so với kỳ trước, trong đó nhiễm nặng 1.781,3 ha tại Bảo Lâm (TLH 20 - 28,6%).

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 4.946,9 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm (TLH 2,8 - 25%), có 536,3 ha nhiễm nặng tại Bảo Lâm (TLH 20 - 25%).

            4. Cây rau:

            4.1 Cây rau họ thập tự (Diện tích gieo trồng: 1.853 ha)

- Sâu tơ: Nhiễm tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương trên diện tích 713,5 ha, mật độ trung bình 6,2 con/m2, cao 16 con/m2, tăng 99 ha so với kỳ trước.

- Sưng rễ: Bệnh nhiễm 807,9 ha (TLH 8,1 - 30%) tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng  trong đó 70 ha nhiễm nặng tại Đà Lạt, giảm 60,5 ha so với kỳ trước.

            4.2 Cây cà chua (Diện tích gieo trồng: 2.600 ha)

- Bệnh xoăn lá: Bệnh nhiễm 494,8 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (TLH 2,5 - 20%), giảm 85,2 ha so với kỳ trước.

- Đốm lá vi khuẩn: Bệnh nhiễm tại Đơn Dương 2.100 ha (TLH 20,3 - 40%), tăng 60 ha so với kỳ trước.

- Mốc sương: Nhiễm 680 ha (TLH 5,2 - 30%) tại Đức Trọng, Đơn Dương, giảm 94,8 ha so với kỳ trước.

- Sâu xanh: Gây hại trên diện tích 600 ha tại Đơn Dương (TLH 3,7 - 20%) trong đó 150 ha nhiễm nặng.

            4.3 Cây khoai tây (Diện tích gieo trồng: 60 ha)

- Mốc sương: Bệnh nhiễm 48 ha tại Đà Lạt (TLH 20,2 - 30%).

            5. Các cây trồng khác:

            5.1 Cây điều (Diện tích canh tác: 14.510 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm 4.112,9 ha (TLH 11,4 - 32%), giảm 503,3 ha so với kỳ trước tại Cát Tiên, Đạ Huoai, Đam Rông và Đạ Tẻh.

- Xì mủ: Bệnh nhiễm 739,8 ha tại Đạ Tẻh, Đam Rông (TLH 7,2 - 34%), tăng 120,8 ha so với kỳ trước, trong đó có 391,7 ha nhiễm nặng tại Đạ Tẻh (TLH 20 - 34%).

- Bệnh thán thư: Bệnh nhiễm 2.189,9 ha tại Cát Tiên, Đạ Huoai và Đạ Tẻh (TLH 8,2 -  35%), giảm 753,3 ha so với kỳ trước.

            5.2 Cây ca cao (Diện tích canh tác: 1.645,6 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm tại Đạ Huoai và Đạ Tẻh 491,3 ha (TLH 14,8 - 50%), có 166,5 ha nhiễm nặng tại Đạ Tẻh (TLH 20 - 50%), giảm 44,2 ha so với kỳ trước.

- Loét thân: Bệnh nhiễm tại Đạ Huoai trên diện tích 313,7 ha (TLH 6 - 10%).

5.3 Cây cao su (Diện tích canh tác: 7.343 ha)

- Bệnh rụng lá: Bệnh nhiễm 501,3 ha tại Đạ Huoai và Đạ Tẻh (TLH 9,5 - 45%), trong đó nhiễm nặng 88,5 ha tại Đạ Tẻh (TLH 40 - 45%).

- Bệnh xì mủ: Nhiễm tại Đạ Tẻh trên diện tích 659,4 ha (TLH 17,3 - 65%), trong đó 306,2 ha nhiễm nặng (TLH 50 - 65%).

            III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

           Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào rải rác. Các đối tượng dịch hại như bệnh khô vằn, ốc bươu vàng hại lúa; bệnh rỉ sắt, vàng lá, ve sầu, rệp sáp và rệp các loại khác hại cây cà phê; bệnh đốm lá vi khuẩn, mốc sương, sâu xanh hại cây cà chua; bệnh xì mủ hại cây điều có khả năng tiếp tục phát triển và lây lan.

- Cây lúa: Hiện nay, một số huyện đang bắt đầu xuống giống vụ hè thu, để hạn chế thiệt hại do rầy nâu, ốc bươu vàng gây ra. Đặc biệt đối với lúa thời kỳ mạ là giai đoạn ốc bươu vàng gây hại mạnh. Vì vậy, cần duy trì mực nước trong ruộng và có biện pháp thu gom và phòng trừ kịp thời đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mật độ rầy nâu trên đồng ruộng.

- Cây cà phê: Bệnh vàng lá hiện đang gia tăng và gây hại nặng. Bà con nông dân cần tăng cường chăm sóc (bón phân đầy đủ, tỉa cành, tạo tán và phòng trừ một số sâu bệnh như ve sầu, tuyến trùng, rệp sáp, kịp thời) để hạn chế thiệt hại.

- Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi và bọ cánh tơ hiện đang gây hại mạnh tại các vùng trồng chè. Vì vậy, cần tăng cường chăm sóc cây khỏe, làm sạch cỏ. Đốn, hái chè đúng kỹ thuật, đúng thời điểm, tránh búp chè ra đúng thời điểm rầy rộ. Xiết chặt lứa hái, hái kỹ các búp chè bị hại (chứa trứng và sâu non) nhằn hạn sự phát triển của bọ xít muỗi, bọ cánh tơ và rầy xanh. Khi các đối tượng dịch hại này phát sinh và gây hại nặng nên sử dụng một số loại thuốc BVTV để phòng trừ.

           Đề nghị TTNN các huyện kiểm tra, theo dõi thường xuyên diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng. Đồng thời khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm các đối tượng dịch hại và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ kịp thời để hạn chế thiệt hại cho bà con nông dân.

CHI CỤC TRƯỞNG

        Nơi nhận:                                                                                 

- Trung tâm BVTV phía Nam;

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- UBND các huyện, Tp;

- TTNN các huyện, Tp;

- TTKN Lâm Đồng (email);

- Đài PT-TH Lâm Đồng (email);

- Lưu: VT, KT.

 

Các tin khác