Thống kê truy cập

3535884
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
4646
14572
75529
3535884

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 5 năm 2012

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

         Số: 26/TB-BVTV                                 Đà Lạt, ngày14 tháng 5 năm 2012

 

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 05 đến ngày 11 tháng 5 năm 2012

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

       Trong tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, chiều và tối có mưa rải rác, có nơi mưa vừa đến mưa to và dông, lượng mưa phổ biến đạt cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

1. Cây lúa (Diện tích gieo trồng 8.292,8 ha) ‎‎

Vụ Đông Xuân 2011 - 2012, đã thu hoạch 6.740,7 ha/10.949,3 ha gieo cấy.

Bảng 1: Tiến độ gieo sạ lúa vụ Đông Xuân 2011 - 2012

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đạ Tẻh

 

 

 

 

 

142

142

Đơn Dương

 

 

 

 

 

930

930

Đức Trọng

 

 

 

 

120

415,5

535,5

Lâm Hà

 

 

 

 

 

855

855

Đam Rông

 

 

 

320

298,4

200

818,4

Di Linh

 

 

 

51

486,7

320

857,7

Lạc Dương

 

 

 

 

 

70

70

Tổng

 

 

 

371

905,1

2.932,5

4.208,6

 

Bảng 2: Tiến độ gieo sạ lúa vụ Hè thu 2012

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đạ Huoai

8

19

26,8

17,7

 

 

71,5

Đạ Tẻh

616,2

58

33,2

8

 

 

715,4

Cát Tiên

1.697,3

1.355

 

122

5

 

3.179,3

Di Linh

 

118

 

 

 

 

118

Tổng

2.321,5

1.550

60

147,7

5

 

4.084,2

 

- Rầy nâu: Tuần qua, rầy nâu có xu hướng tăng nhẹ so với tuần trước. Mật độ trung bình 226,8 con/m2, cao 1.400 con/m2, chủ yếu rầy tuổi 1, 2 và rầy trưởng thành. Diện tích nhiễm rầy nâu Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên 190,7 ha. Diện tích nhiễm tăng 173,5 ha so kỳ trước.

- Đạo ôn lá: Tại Đạ Tẻh, Cát Tiên có 84,5 ha nhiễm bệnh (7,8 ha nhiễm nặng), TLH 4,9 - 26%.

2. Trên cây cà phê (Diện tích canh tác: 144.170 ha) 

- Khô cành: Diện tích nhiễm trên toàn tỉnh là 16.656,4 ha, TLH 6,2 - 50%, giảm  4.955,9 ha so với kỳ trước.

- Vàng lá: Bệnh nhiễm 13.712,3 ha (804,4 ha nhiễm nặng) tại các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc và Đà Lạt (giảm 4.005,3 ha), TLH 3 - 25%.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 21.623,7 ha mức hại nhẹ - trung bình, tăng 1.408,4 ha.

- Ve sầu: Nhiễm tại Di Linh, Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng và Đam Rông trên diện tích 4.677,7 ha, mật độ 15,4 - 74 con/gốc, tăng 1.288,7 ha so với kỳ trước.

- Sâu đục thân: Nhiễm tại Đà Lạt 480 ha, TLH 3,2 - 20%, giảm 120 ha so với kỳ trước.

3. Trên cây chè (Diện tích canh tác: 23.529,2 ha)

- Bọ xít muỗi: Tại Bảo Lâm, Lâm Hà, Di Linh bọ xít muỗi nhiễm 6.009,1 ha (536,3 ha nhiễm nặng), TLH 4,9 - 35,6%.

- Rầy xanh: Nhiễm trên diện tích 6.067,8 ha tại Bảo Lâm (1.676,5 ha nhiễm nặng), TLH 6,3 - 30,1%.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 2.714,1 ha tại Bảo Lâm, TLH 2,3 - 19,6%.

4. Trên cây rau:

4.1 Cây rau họ thập tự (Diện tích gieo trồng: 1.870 ha)

- Sâu tơ: Nhiễm tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương trên diện tích 917,5 ha, mật độ trung bình 7,5 con/m2, cao 22 con/m2 (tăng 71 ha so với kỳ trước).

- Sưng rễ: Tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng bệnh nhiễm 879 ha (25 ha nhiễm nặng), TLH trung bình 8,0%, cao 30%, giảm 47 ha.

4.2 Cây cà chua, khoai tây (Diện tích gieo trồng: 2.663 ha)

- Bệnh xoăn lá cà chua: Tại Đơn Dương, Đức Trọng bệnh xoăn lá nhiễm trên diện tích 673.2 ha, mức hại nhẹ - trung bình, tăng 30 ha.

- Mốc sương: Bệnh nhiễm 733,2 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, TLH 5,3 - 32%. Trên khoai tây, bệnh mốc sương nhiễm 50ha, TLH 26,4 - 37%.

- Đốm lá vi khuẩn: Nhiễm tại Đơn Dương 1.350ha, TLH 12,7 - 50%, (giảm 330 ha).

5. Trên các cây trồng khác:

5.1 Cây điều (Diện tích canh tác: 15.610 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm tại Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai 5.301,1 ha, TLH 8,9 - 36%, giảm 1.063,9 ha so với kỳ trước.

- Thán thư: Bệnh nhiễm tại Đam Rông, Cát Tiên, Đạ Huoai và Đạ Tẻh trên diện tích 3.660 ha, TLH 9,6 - 39%, giảm 470,4 ha so với kỳ trước.

- Xì mủ: Bệnh nhiễm 822,4 ha tại Đam Rông và Đạ Tẻh (118,4 ha nhiễm nặng), TLH 7,2 - 29%.

5.2 Cây dâu tằm (Diện tích canh tác: 3.824 ha)

- Rệp các loại: Nhiễm tại Đạ Tẻh, Lâm Hà với diện tích nhiễm 518,1 ha, mức hại nhẹ - trung bình.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 985,3 ha tại Cát Tiên, Đạ Tẻh và Lâm Hà, TLH 5,3 - 16%, tăng 10,9 ha so với kỳ trước.

5.3 Cây ca cao (Diện tích canh tác: 1.572,6 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm 746,5 ha tại Đạ Tẻh và Đạ Huoai (169,5 ha nhiễm nặng), TLH 15,6 - 41%, tăng 29,5 ha so với kỳ trước.

- Khô thân: Diện tích nhiễm tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai 288,5 ha, TLH 4,9 - 25%.

5.4 Cây cao su (Diện tích canh tác: 4.145,1 ha)

- Bệnh rụng lá Corynespora: Diện tích nhiễm 766,5 ha tại Đạ Huoai (229,9 ha nhiễm nặng), TLH 18,5 - 26%.

III. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI

Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, chiều và tối có mưa rào rải rác, có nơi mưa vừa đến mưa to và dông. Các đối tượng dịch hại như rầy nâu hại lúa; sâu đục thân hại cây cà phê có khả năng tiếp tục phát triển và lây lan. Đề nghị TTNN các huyện kiểm tra, theo dõi thường xuyên diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng cũng như số lượng rầy vào đèn để có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi dịch hại có xu hướng gia tăng mạnh.

1. Cây lúa: Để chủ động trong công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh VL-LXL hại lúa đề nghị TTNN các huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy ngoài đồng ruộng, số lượng rầy vào đèn và đề xuất kịp thời phương án xử lý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cháy rầy.

2. Cây cà phê:

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với sâu đục thân như:

- Trồng cây che bóng nhằm điều tiết ánh sáng cho phù hợp với yêu cầu sinh lý của các giống cà phê, làm giảm cường độ ánh sáng, hạn chế được sự gây hại dịch sâu đục thân trên cà phê Catimor; tạo hình sửa cành, tạo cho cây có một hình thù cân đối, thân cây được che phủ từ trên xuống dưới, hạn chế cà phê tán dù; phát hiện sớm các cành, thân bị sâu đục và cưa đốt là biện pháp tích cực nhất để hạn chế sự phát triển của loại sâu này. Nên thường xuyên kiểm tra vườn cà phê để phát hiện giai đoạn sâu non mới nở, thời điểm này dùng thuốc hóa học hiệu quả sẽ cao hơn. Các loại thuốc có thể sử dụng như: Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2.5 lít/ha,); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1.0 lít/ha). Lượng nước thuốc phun 800 lít/ha. Phun lên phần thân cây 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 - 20 ngày.

 

CHI CỤC TRƯỞNG

Nơi nhận:

- Trung tâm BVTV phía Nam;

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- UBND các huyện, Tp;

- TTNN các huyện, Tp;

- Lưu: VT, KT.

 

Các tin khác