Thống kê truy cập

3635137
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2046
14294
72820
3635137
Dự tính, dự báo

Bẫy đèn trưởng thành sùng trắng tại Đạ Huoai

Theo thông báo của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng trên địa bàn huyện như: khoai lang, mía, cây tiêu, ca cao, cà phê, măng cụt, mít, cao su, khoai mỳ… Sùng trắng thường vũ hóa từ tháng 02 đến tháng 5 hàng năm; trưởng thành có tập tính ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn hại cây trồng.

Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê

Trong quý I, năm 2014 sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) bắt đầu có xu hướng phát triển gây hại. Qua thống kê và kiểm tra thực tế của Chi cục BVTV Lâm Đồng hiện nay tại Đà Lạt có 440 ha bị gây hại, TLH 13,8 – 40% (giảm so với 2.200 ha năm 2013), tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung.

Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su huyện Đạ Huoai.

Hàng năm, bệnh phấn trắng thường xuất hiện và gây hại mạnh trong thời điểm cây cao su ra lá non (từ tháng 1 đến tháng 3). Năm 2012, bệnh phấn trắng (Oidium heveae)đã gây hại trên 100% vườn trồng cây cao su, huyện Đạ Huoai đã tổ chức chống dịch bệnh phấn trắng trên diện tích 494,39ha, tỷ lệ hại từ 30 – 53 %.

Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng

Muồng hoa đào là loài cây gỗ nhỡ, cao từ 10 đến 20 m, đường kính khỏang 60 cm, thuộc phân loài (Cassia javanica), phân họ Vang – Caesalpinioideae, họ Đậu – Fabales, bộ Đậu – Fabaceae, hiện đang được trồng trên đường phố tại huyện Đạ huoai, Đạ Tẻh, Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lâm và Thành phố Bảo Lộc.