Thống kê truy cập

4472993
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
4490
33588
110626
4472993

Quy trình kỹ thuật trồng hoa đồng tiền

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐỒNG TIỀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1251/QĐ-SNN ngày 13/12/2012 V/v Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)

 

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ CÁC YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Đặc điểm thực vật học

- Thân

Hoa đồng tiền có thân ngầm cao khoảng 1 – 2 cm, không phân cành mà chỉ đẻ nhánh. Sau khi trồng khoảng 6 tháng cây bắt đầu đẻ nhánh, có thể tách nhánh này đem đi trồng như một cây mới. Lá và hoa mọc ra từ thân.

- Lá

Lá hợp với thân thành một góc từ 150 đến 450, hình dạng lá thay đổi từ hình trứng thuôn đến thuôn dài tuỳ từng giống, lá xẻ thuỳ và mặt lưng có lớp lông mỏng.

- Rễ

Rễ đồng tiền thuộc dạng rễ chùm, ăn ngang, có hình ống. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thiếu nước thì rễ có thể ăn sâu xuống 40-50cm.

- Hoa

Hoa đồng tiền là tập hợp của nhiều hoa nhỏ hợp lại. Cánh hoa hình lưỡi mọc hoặc hình ống, xếp thành một lớp hoặc nhiều lớp. Các cánh hoa xếp quanh vòng tâm, các cánh phía ngoài lớn và dài, cánh phía trong ngắn và nhỏ. Đường kính hoa khác nhau tùy giống, từ 5-15cm. Hoa mang nhiều màu sắc khác nhau (trắng, vàng, cam, hồng, đỏ…). Nhụy hoa có màu sắc khác hoa, từ trắng, xanh, vàng, nâu đến đen, thông thường thì màu đen được ưa chuộng nhiều hơn.

- Quả

Quả đồng tiền thuộc dạng quả bế có lông, không có nội nhủ, hạt nhỏ. Sau khi được thụ tinh khoảng một tháng quả sẽ chín.

2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh

- Nhiệt độ

Cây hoa đồng tiền thích hợp ở nhiệt độ từ 18- 250 C, ban đêm thích hợp từ 18-200C và ban ngày từ 22-250C. Nếu nhiệt độ dưới 15­0C và cao hơn 270C kéo dài cây sẽ sinh trưởng chậm, thời gian ra hoa kéo dài dẫn đến năng suất bị giảm. Đồng thời hoa nhỏ, bị biến dạng, màu sắc không chuẩn, nhất là ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

- Ẩm  độ

Tuỳ vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, cần có nhu cầu về ẩm độ khác nhau. Đối với cây con khi mới trồng thì đòi hỏi ẩm độ khoảng 90-95%. Khi cây lớn dần nhu cầu về ẩm độ thấp hơn, khoảng 80%. Vào giai đoạn ra hoa ẩm độ khoảng 70%.

Ánh sáng

Hoa đồng tiền là loài cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, hoa đẹp, độ bền hoa cao. Ánh sáng trong nhà dưới 70% sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của cây. Vì vậy, cần phải thiết kế nhà lưới trồng hoa đồng tiền ở nơi nhận được nhiều ánh sáng nhất.

- Độ thoáng khí

Nhà lưới thông thoáng cây hoa đồng tiền sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Nhà lưới không thông thoáng, đặt biệt vào buổi trưa trời nắng, cành hoa thường hay bị gục, là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển.

Đất trồng

Hoa đồng tiền ưa trồng ở đất thịt pha sét, độ mùn cao, không ứ đọng nước, độ thông thoáng cao.

Độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,2. Nếu pH nhỏ hơn 5,5 hoặc lớn hơn 6,2 sẽ gây thiếu hàm lượng vi lượng do quá trình hấp thu vi lượng của cây chậm.

- Yêu cầu về dinh dưỡng

- Phân hữu cơ (Phân gà, phân dê, phân bò…): Các loại phân này giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, kéo dài tuổi thọ của cây, làm cho hoa bền đẹp. Phân hữu cơ chứa nhiều nguyên tố đa lượng, vi lượng ở dạng dễ tiêu cây cần nhưng không làm mất cân đối dinh dưỡng trong cây. Bên cạnh đó, phân hữu cơ còn có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, rất có ý nghĩa khi canh tác cây hoa đồng tiền vì đây là cây lâu niên. Tuy nhiên, phân hữu cơ thường gây ô nhiễm (đất, nước, không khí…) nếu không được xử lý kỹ trước khi bón, phải ủ thật kỹ trước khi dùng.

- Phân vô cơ

+ Đạm: Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, tham gia vào cấu tạo diệp lục. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, cho hoa nhỏ, nhanh tàn, lá vàng úa. nếu thiếu trầm trọng cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết. Tuy nhiên, thừa đạm cây sẽ mọc um tùm, lá nhiều và yếu ớt dễ phát sinh bệnh. Hoa cũng yếu dễ bị gục ngã và nhanh tàn

+ Lân: Giúp cho bộ rễ cây phát triển khoẻ mạnh, giúp cho hoa bền, đẹp. Thiếu lân lá thường có màu tím, màu tím từ mép lá lan dần vào bên trong. Hoa nhỏ, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt. Trong quá trình sinh trưởng của cây, cây cần lân nhiều vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực tức là khi ra hoa kết qủa. Vì vậy, cần phải hiểu nhu cầu của cây để cung cấp lân vào các giai đoạn hợp lý.

+ Kali: Giúp cho cây cứng cáp, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường và sâu bệnh hại. Cây cần kali nhiều vào lúc ra hoa, giúp cành hoa cứng cáp, màu sắc hoa tươi, bền lâu. Nếu thiếu kali thì đầu chóp lá già, bắt đầu vàng và chết khô, sau đó là phần thịt lá .

+ Canxi: Giúp cho cây chống chịu tốt với điều kiện bất lợi. Thiếu canxi trên lá non xuất hiện những đốm màu xanh nhạt, nghiêm trọng hơn là bị chết khô.

- Phân vi lượng

Cây cần loại phân này với số lượng nhỏ nhưng không thể thiếu được và cũng không thể thay thế được. Thông thường cây ít thiếu vi lượng, tuy nhiên những lúc thời tiết lạnh đột ngột kéo dài thường sẽ xảy ra thiếu vi lượng. Khắc phục bằng cách phun bổ sung phân vi lượng qua lá, hoặc pha loãng tưới vào gốc cho đến khi thấy cây trở laị bình thường không nên bổ sung nữa.

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Cây giống và tiêu chuẩn cây giống

- Cây giống khi trồng cần có các tiêu chuẩn không thấp hơn các tiêu chuẩn quy định tại quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 10/02/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng vv quy định tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ươm của một số loại rau, hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể: Độ tuổi cây giống trong vườn ươm khoảng từ 30-45 ngày sau giâm, chiều cao cây 6-15cm, đường kính cổ rễ từ 2-3mm, có 6-12 lá thật. Cây khỏe mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.

Nên chọn cây giống có bộ lá thẳng đứng, hoặc lá xếp đứng với một góc 450.

2. Chuẩn bị đất

- Đất được cày sâu 30-40 cm, tơi xốp, khử tuyến trùng bằng ethoprophos 10% (20-30 kg Mocap hạt/ ha), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (30 kg/ha).

- Lên luống: tuỳ thuộc vào điều kiện sinh thái của từng vùng mà ta lựa chọn cho thích hợp: lên luống cao khoảng 20cm đối với vùng thoát nước tốt, và lên cao hơn 30-40 cm đối với vùng thoát nước kém. Chiều rộng luống: 70cm nếu trồng hàng đôi, 1m nếu trồng hàng ba. Tuy nhiên, thiết kế luống để trồng hàng đôi là tốt nhất (thuận tiện cho công tác chăm sóc, thu hoạch).- Tưới ẩm vừa đủ trước khi trồng cây.

3. Phân bón và cách bón phân

Lượng phân cần bón: tính cho 1ha

-  Phân chuồng: 100 -120  m3

-  Vôi: 1000-1500 kg;

-  Phân vi sinh: 300 kg;

-  Magiê sulphat: 80-100 kg

-  Phân hoá học theo hàm lượng nguyên chất: 300 N - 200 P2O5 - 250 K2O

Phương pháp bón phân

Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân phức hợp cân bằng theo hàm lượng nguyên chất như trên.

* Nếu sử dụng phân đơn: cần 652 kg urê, 1375 kg super lân, 417 kg kali đỏ

- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, vôi, phân vi sinh và magiê sulphat, lân super 500kg;

- Bón thúc: Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 36kg urê + 48 kg super lân (2-3 tháng bón 1 lần lân) + 23 kg kali đỏ.

* Nếu sử dụng phân NPK 20-20-15: cần 1000 kg NPK, 217 kg ure, 83 kg kali đỏ.

- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, vôi, phân vi sinh và magiê sulphat, NPK 300kg;

- Bón thúc: Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 39kg NPK+12kg Ure+4,6kg kali đỏ.

- Cây hoa đồng tiền cho thu hoạch kéo dài 3- 4 năm nên cần bổ sung thêm phân chuồng, khoảng 20 – 30 m3 phân chuồng hàng năm để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Cần bổ sung thêm vôi hàng năm để cân bằng độ pH trong đất, 1-2 lần trong năm.

- Bổ sung thêm phân bón lá và vi lượng bằng cách phun Atonik, Miracle, Ba lá xanh, Tinh phân cá… theo định kỳ 15-20 ngày một lần (phun lúc chiều mát và tưới rửa lá vào sáng sớm hôm sau để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, tránh phun lên hoa).

Lưu ý: Không nên bón sát gốc sẽ làm cho cây bị chết. Không nên bón phân vào lúc giữa trưa hoặc trời nắng gắt. Bón xong tưới nước qua cho phân tan ra và ngày hôm sau tưới lại để cây hấp thụ là tốt nhất.

4. Cách trồng

- Trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, với mật độ 7-8 cây/1m2, trồng theo đường zic zắc để tạo không gian cho cây sinh trưởng và phát triển.

- Cây con phải được trồng nổi để tránh đất lấp ngọn làm cây chết ngợp. Sau khi trồng phải tưới nhẹ và đảm bảo đủ ẩm giúp cây nhanh phục hồi và cây bén rễ nhanh, những cây bị nghiêng ngã phải được bổ sung đất vào gốc để cố định cây. Không nên tưới quá nhiều nước vì độ ẩm đất cao trong thời gian dài sẽ làm cho cây bị úng.

5. Phủ luống

- Để giữ ẩm cho cây trong giai đoạn mới trồng và đất trồng không bị nén, láng mặt sau khi tưới nên rải một lớp trấu mỏng hoặc loại cỏ lâu mục trên mặt luống. Có thể rải trước hoặc sau khi trồng.

- Có thể dùng nylông phủ quanh luống nhằm hạn chế sự phát triển của cỏ dại và thuận tiện trong việc chăm sóc.

6.Nước tưới

- Ngay sau trồng, trong thời kỳ cây con, nên tưới phun mưa nhẹ 2-3 lần/ngày cho cây để duy trì ẩm độ đất 70-80 % và làm mát cây giúp cây hồi phục và bén rễ nhanh. Tưới vào sáng sớm và chiều mát (nhưng không quá muộn sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển). Giai đoạn sau, khi cây đã bén rễ và cứng cáp, nên duy trì ẩm độ 60-70 %. Không nên tưới quá nhiều nước vì độ ẩm đất cao trong thời gian dài sẽ làm cho cây bị úng và chết rũ.

- Có thể sử dụng nhiều phương pháp tưới khác nhau: tưới phun mưa, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt. Trong đó, phương pháp tưới nhỏ giọt là tốt nhất.

7. Tỉa lá

- Đây là một kỹ thuật tuy đơn giản nhưng sẽ ảnh hưởng đến năng suất hoa rất lớn, và tình hình sâu bệnh hại trong vườn. Để nuôi một hoa cần khoảng 3- 4 lá công năng, nếu trên cây luôn có từ 3 - 4 hoa thì số lá khoảng 12-16 lá công năng. Vì vậy, cần tỉa bỏ lá hợp lý để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. 

- Cây trồng khoảng 3 - 4 tháng trở lên mới cần tỉa lá. Chu kỳ tỉa lá tùy thuộc vào giống, mùa vụ, có thể từ 20-30 ngày/1 lần. Khi tỉa lá, ngoài tỉa bỏ những là già, lá bị sâu bệnh, cần tỉa cả lá mọc không đúng trật tự làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các lá khác. Tỉa lá nhẹ nhàng, tránh động đến gốc cây quá nhiều làm cây chết hoặc sinh trưởng chạm lại gây ảnh hưởng đến năng suất hoa.

III.  SÂU BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Lưu ý: Hiện nay, các thuốc BVTV đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa đồng tiền còn rất ít, một số đối tượng sâu bệnh hại không có loại thuốc nào được đăng kí phòng trừ. Chính vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc bảo vệ phòng trừ đối tượng sâu bệnh hại tương tự trên cây trồng khác để sử dụng trên cây hoa đồng tiền. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

1. Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ

1.1. Sâu đất (Agrotis upsilon Rott.)

Loại sâu này thường cắn ngang gốc cây, đặc biệt là cây mới trồng. Chúng thường hoạt động vào ban đêm nên cần phun thuốc vào các buổi chiều tối sau khi đã tươi đất thật ẩm. Cần phải phun ngay sau khi trồng và chỉ phun 1- 2 lần trong tuần đầu tiên. Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Diazinon, Abamectin,  Cypermethrin + profenofos, Esfenvalerate.

1.2. Sâu hại hoa (Spodoptera litura)

Chúng thường cắn phá, hại hoa làm giản năng suất và chất lượng hoa.Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ Abamectin, Emamectin, Cypermethrin

1.3. Nhệnđỏ(Tetranychus sp.): Có kích thước rất nhỏ màu vàng hoặc đỏ, thường xuất hiện khi cây bắt đầu ra hoa. Nhện chích hút làm hoa không nở được hoặc méo mó, làm lá bị xoăn lại ảnh hưởng đến quang hợp. Khi phát triển thành dịch thì rất khó trị.

Biện pháp phòng trừ: Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ Diafenthiuron, Hexythiazox, propargite, Abamectin, Fenpyroximate Emamectin benzoate…

Phun đẫm và ướt đều hai mặt lá (nhất là mặt dưới lá vì nhện thường trú ngụ ở mặt dưới lá) để phòng trừ loại nhện này.

1.4. Bọ phấn (Trialeuroides vaporariorum)

Bọ phấn phân bố rất rộng, hại trên nhiều đối tượng. Trong nhà ấm  thì phát sinh quanh năm, mỗi năm có từ 10-12 lứa. Con trưởng thành có màu trắng thường bám ở mặt dưới lá để chích hút nhựa cây ảnh hưởng đến năng suất hoa đồng tiền. Ấu trùng đục lá tạo nên các đường hầm trên lá.

Biện pháp phòng trừ:

- Để phòng trừ cần phát cỏ dại xung quanh nhà lưới để ruồi trắng không có nơi trú ngụ, có thể dùng bẫy vàng để vây bắt.

- Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Thiamethoxam, Dinotefuran, Oxymatrine, Diafenthiuron

1.5. Bọ trĩ:  (Frankliniella occidentalis)

Thường sinh sống trên lá và ngọn non của cây và hoa, chúng chích hút nhựa cây làm ngọn cây không phát triển bình thường được, làm hoa biến dạng, đổi màu.  

Biện pháp phòng trừ: Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Imdacloprid, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran, Emamectin benzoate

2. Bệnh hại chính và biệp pháp phòng trừ

2.1. Bệnh phấn trắng (Oidium geberathium):

- Bệnh chủ yếu hại ở lá nhưng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hoa. Thời kỳ đầu xuất hiện những đốm mốc màu trắng trên lá, sau đó lan rộng ra thành những đốm hình tròn hoặc bầu dục lớn, màu trắng, trên phủ một lớp bụi phấn trắng. Cây bị bệnh lá sẽ xoắn lại, khô xám. Nếu bệnh nặng sẽ lan truyền đến cành hoa, làm cho cành hoa nhỏ, chất lượng kém, năng suất thấp.

- Bệnh thường xuất hiện khi nhiệt độ và ẩm độ cao. Tưới nước và bón đạm nhiều, cây rậm rạp, ánh sáng yếu, vườn không thông thoáng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh.

Biện pháp phòng trừ

- Bón cân đối phân, tỉa lá tạo thông thoáng cho vườn, chú ý giữ ẩm độ và cách tưới nước cho cây.- Biện pháp hóa học: Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Carbendazim,  Azoxystrobin + Difenoconazole, Hexaconazole, Diniconazole  phun theo nồng độ và liều lượng ghi trên nhãn thuốc.

2.2. Bệnh héo vàng:

Có thể do nấm Fusarium sp. hoặc Rhizoctonia solanigây ra. Bệnh thường xuất hiện khi cây bắt đầu cho hoa trở về sau, phát triển mạnh khi vườn quá ẩm ướt. Bệnh làm cho cây bị chết rũ, khi nhổ cây lên thì phần ngang mặt đất bị thối đen.

Biện pháp phòng trừ

- Luân canh cây trồng, nhổ bỏ cây bệnh, rải vôi xử lý đất trước khi trồng cây mới.- Dùng giống trẻ, khỏe, điều chỉnh độ ẩm khi trong vườn hợp lý. Làm đất cho thật kỹ, có thể dùng Foocmon hoặc Metyl bromide để khử trùng đất trước khi trồng.- Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ:  Iprodione, Fosetyl  aluminium, metalaxyl + mancozeb, Thiopnate-Metylphun thẳng vào gốc cây theo nồng độ và liều lượng khuyến cáo. 

2.3. Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea)

Nấm có màu xám như tro bếp do nấm Botrytis gây ra, chủ yếu gây hại trên hoa, phần giữa cổ hoa và tràng hoa, bệnh nặng sẽ phát triển trên cánh hoa. Khi gây hại, nấm làm tắt mạch của cành hoa ngăn cản sự vận chuyển nước lên nụ và hoa, làm cho hoa bị vàng, gục.

Biện pháp phòng trừ

- Điều chỉnh ẩm độ của vườn hợp lý, không nên tưới nước quá muộn tạo ẩm độ cao vào ban đêm là điều kiện để bệnh phát triển mạnh.- Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Iprodione, Chlorothalonil, Thiophanate-Methyl.

2.4. Bệnh đốm lá:

Bệnh đốm vàng do Alternaria sp. và  bệnh đốm đen do Cecosposasp. gây ra, phát triển mạnh khi độ ẩm môi trường cao. Thường xuất hiện trên các lá trưởng thành các đốm hình tròn hoặc hình bất định  từ màu vàng nhạt chuyển sang màu nâu đậm và đen.

Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, bón cân đối N: P: K. Duy trì ẩm độ đồng ruộng thấp, tránh tưới nước vào chiều tối và tưới lên lá.

- Có thể tham khảo sử dụng các hoạt chất để phòng trừ: Azoxystrobin Difenoconazole, Carbendazim, Mancozeb...Sử dụng theo nồng độn và liều lượng khuyến cáo

V. THU HOẠCH, ĐÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN

- Thời điểm thu hoạch: thu hoạch hoa lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trong những ngày mát trời thì có thể thu hoạch vào các thời điểm khác. Hoa sau khi bị cắt khỏi cây mẹ thì phải được cắm ngay vào nước có chất xử lý Flocare-NH và đưa vào nơi thoáng mát.

- Đóng gói, phân loại và vận chuyển: phân loại, đóng gói bao bì theo yêu cầu của khách hàng và đóng vào thùng carton khi vận chuyển đi xa. Thùng carton cần có đủ lỗ thông hơi được bố trí hợp lý. Nếu chưa vận chuyển ngay nên để hoa trong kho lạnh giữ ở nhiệt độ 4-5oC và cắm hoa trong dung dịch bảo quản Flocare-NH. Nếu vận chuyển xa nên vận chuyển bằng xe lạnh ở nhiệt độ 4-6oC hoặc vận chuyển vào ban đêm.

Attachments:
FileDescriptionCreatorFile sizeCreatedLast modified
Download this file (Quy_trinh_ky_thuat_trong_hoa_dong_tien.doc)Quy_trinh_ky_thuat_trong_hoa_dong_tien.doc 90 kB2013-07-30 16:212013-07-30 16:21