Thống kê truy cập

4473775
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
725
725
111408
4473775

Kỹ thuật trồng hoa hồng môn

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA HỒNG MÔN

(Anthurium)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1251/QĐ-SNN ngày 13/12/2012 V/v Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)

I. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh

1. Đặc điểm thực vật học

Hồng môn được chia làm 3 loại chính:

+ Đại hồng môn

+ Trung hồng môn

+ Tiểu hồng môn

Về kích thước của các loại có khác nhau nhưng chúng đều có các đặc điểm chung như sau:

- Thân, tán, lá: Cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuống dài cong, rũ xuống. Lá mùa xanh bóng dài, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt

- Hoa, qủa, hạt: Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Sự biến dạng lớn của cụm hoa được xác định bởi hình dáng, màu sắc và kích cỡ của mo và bông mo. Trên bông mo có nhiều hoa lưỡng tính. Các hoa của tiểu hồng môn nở lệch pha nhau, trên bông mo nở ra một hoa cái trước và khỏang một tháng sau nở ra một hoa đực để tránh sự tự thụ phấn. Bông mo gồm rất nhiều nhụy, thường có bốn nhị xung quanh mỗi nhụy. Hoa hồng môn có nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ, trắng hồng, ca, tím,... Qủa mọng

2. Yêu cầu về điều kiện sinh thái

 Yêu cầu nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp từ 18-20 oC, nhiệt độ thấp hơn 15 oC, cây phát triển kém, nhiệt độ cao hơn 30 oC, lá cây vàng và có thể chết.

- Yêu cầu ánh sáng

Hồng môn là loại cây ưa bóng râm, không chịu được ánh nắng trực tiếp, ở ánh nắng trực tiếp, lá bị cháy. Ánh sáng thích hợp là 50% hoặc thấp hơn.

- Yêu cầu về ẩm độ

Ẩm độ thích hợp 70-80%. Ẩm độ quá thấp, màu lá không tốt, ẩm độ quá cao, dễ phát sinh bệnh

- Yêu cầu về dinh dưỡng

Cây hồng môn cần được bón đầy đủ và đúng kỹ thuật các yếu tố dinh dưỡng. Đặc biệt là khi trồng cây trên các giá thể hữu cơ và yêu cầu các chất dinh dưỡng chủ yếu sau:

+ Nitơ (N): Là nguyên tố dinh dưỡng di động trong cây, N cần thiết cho việc sản xuất ra các axít amin. N được hấp thụ qua rễ cây dưới dạng NH4+ và NO3-  và được hấp thụ qua lá (dưới dạng ure). NH4+ ít có ảnh hưởng đến pH trong khi NO3- làm tăng pH. Triệu chứng thiếu N ở cây tiểu hồng môn thể hiện ở lá già bị vàng và khô héo.

+ Phốt phát (P): Là nguyên tố quan trọng cho sự phát triển rễ và sản xuất enzym, P làm tăng pH, thiếu P sẽ làm cho mép lá già bị ngả vàng. Các lá non cứng có màu xanh thâm và nhỏ hơn các lá già.

+ Kali (K): là nguyên tố quan trọng trong việc hấp thụ nước và sự thoát hơi nước của cây. Vì thế nó đóng vai trò quyết định chất lượng của cây. Khi thiếu K, các lá già ngả màu đen, giữa các gân lá, các lá non sẽ nhỏ hơn và có màu đỏ hoặc xanh thẫm. Các hoa có viền hoặc điểm màu xanh lam trên mo hoa và nhanh chóng có biểu hiện trong suốt như thủy tinh.

+ Canxi (Ca): Có vai trò quan trọng trong việc sinh sản của tế bào và tạo thành tế bào. Thiếu Ca biểu hiện ở lá non có các chấm đen vô định. Các lá có hình nhọn hơn.

+ Magiê (Mg): là nguyên tố quan trọng cho việc tạo ra các diệp lục tố và các enzym. Thiếu Mg thể hiện ở màu vàng trên gân chính của các lá già (trong khi các gân lá thường có màu xanh).

+ Lưu huỳnh (S): là nguyên tố cần thiết cho sự hình thành protein và hạn chế tác hại của các kim loại nặng. Thiếu S có thể gây ra điểm cháy khô trên lá non. Các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), mangan (Mn), kẽm (Zn), bo (B), đồng (Cu) và Molipden (Mo) cây trồng chỉ cần ở hàm lượng rất nhỏ. Tuy nhiên biểu hiện của thiếu nguyên tố sự xuất hiện, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của pH không thích hợp. Vì thế, điều quan trọng là điều chỉnh để pH trong giá thể bằng 5,2 - 6,2. Đối với cây hồng môn, pH lý tưởng của giá thể là 5,7.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

  1. Cây giống:

Có thể trồng hồng môn từ 2 nguồn cây giống sau:

+ Cây cấy mô

+ Cây tách thân

Đối với cây cấy mô có nhược điểm là thời gian ra hoa lâu, khoảng 16 tháng ra hoa được 50%, sau 20 tháng ra hoa hết 100%. Ưu điểm là cây đẻ bụi nhiều, sạch bệnh.

Đối với cây tách thân có nhược điểm có thể mang mầm bệnh , già cỗi nên tốc độ đẻ bụi chậm. Cây có ưu điểm mau ra hoa, có thể thu hoa sau 4,5- 6 tháng trồng

  1. Giá thể trồng cây:

Giá thể phải có độ thoáng khí cao và giữ ẩm tốt. Có nhiều cách phối trộn các nguyên liệu với nhau để tạo giá thể trồng hồng môn như:

  • Compost nấm (đã qua xử lý bằng Trichoderma) 30% + phân chuồng hoai 10% + trấu hun 60 %.
  • Vỏ cà phê (đã qua ủ và xử lý bằng Trichoderma) 70% + phân chuồng hoai 10% + xơ dừa 20
  1. 3. Phân bón và cách bón phân

Không nên bón lót cho cây khi trồng. Sau trồng khoảng 50-60 ngày có thể tưới hoặc bón phân cho cây. Lượng phân bón cần cho cây hồng môn tính trên 1ha trong mỗi tháng là: 60kg (N); 50 kg (P2O5); 120 kg (K2O), 40 kg (CaO); 16 kg (MgO); 20 kg lưu huỳnh

Có thể sử dụng phân đơn chất hoặc phức hợp quy đổi theo lượng tương đương, chia làm 4 lần bón trong 1 tháng bằng cách hòa loãng tưới vào cây hoặc có thể rải vào mép chậu 1 tháng/1 lần

  1. 4. Trồng và chăm sóc

Có thể trồng hoa trong chậu hoặc trên luống

+ Trồng trên luống: thiết kế mặt luống rộng 1,2 m, rãnh 0,8m, luống có độ sâu 30cm để chứa giá thể trồng cây, đáy luống trải bạt plastic và có đường thoát nước ở phần thấp

Trồng cây với mật độ hàng x hàng 35-40cm, câyxcây 30-35cm, cách mép 7,5cm.

+ Trồng trong chậu: dùng chậu có kích thước lớn, dung tích tối thiểu là 5 lít. Đáy chậu có nhiều lỗ để tạo độ thông thoáng cho bộ rễ phát triển. Khi trồng xong cần phải được kê cao bằng gạch hoặc treo lên để ngăn chặn bệnh xâm nhiễm từ đất vào trong giá thể cây trồng

Cách tách cây từ thân và trồng lại:

Dùng dao bén, sạch để tách từ phần thân gốc của cây mẹ, mỗi cây tách ra ít nhất phải kèm theo 2 rễ. Ngâm phần vết cắt vào dung dịch Zinep 20g/10l nước khoảng 5 phút, sau đó đặt nhẹ nhàng vào chậu, cho giá thể vào và ấn chặt xung quanh, chú ý trồng ngang phần cổ rễ, không quá sâu hoặc quá cạn. Phần gốc trồng sang chậu khác.

Sau khi trồng cây xong chuyển vào nơi có độ râm mát cao, tưới giữ ẩm đều cho cây phục hồi. Sau đó tùy vào nhiệt độ có thể tưới mỗi ngày từ 1-3 lần, nhưng không được tưới quá nhiều. Trong mùa mưa chú ý điều kiện thoát nước của giá thể, tránh để giá thể bị sũng ướt làm thối rễ cây

Vườn hồng môn sau 3 năm trồng trở lên có bộ rễ phát triển khá rậm rạp, do vậy

Cách tỉa lá già: Cần tỉa bỏ lá già để tạo độ thông thoáng cho luống trồng và để nụ hoa phát triển tốt. dùng dao bén, sạch cắt đoạn cuống lá chừa lại từ 2 -3 cm, sau khi cắt xong mỗi luống phải làm sạch dao và sát trùng bằng cồn sau đó mới cắt luống tiếp theo. Sau khi cắt dùng dung dịch Kasuran phun vào vết cắt để phòng thối cuốn lá

III. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

Lưu ý: Hiện nay, các thuốc BVTV đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa hồng môn còn rất ít, một số đối tượng sâu bệnh hại không có loại thuốc nào được đăng kí phòng trừ. Chính vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc bảo vệ phòng trừ đối tượng sâu bệnh hại tương tự trên cây trồng khác để sử dụng trên cây hoa hồng môn. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

  1. 1. Rầy mềm (Myzus circumflexus):

- Đầu tiên bám vào mặt dưới của những lá già, sau đó phát triển mạnh và bao phủ toàn bộ cây. Do vậy cần phát hiện sớm để phun thuốc và tỉa bỏ bớt các lá già.

-Có thể tham khảo sử dụng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Emamectin benzoate, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran…

  1. 2. Nhện đỏ(Tetranychus cinnabarinus)

- Thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nắng ấm. Nhện đỏ thường núp dưới mặt lá, chích hút nhựa lá làm lá có rất nhiều chấm nhỏ li ti.

- Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate, Emamectin benzoate…

  1. 3. Bọ trĩ (Frankliniella occidentalis)

- Là côn trùng rất nhỏ, dạng thuôn dài, di chuyển rất nhanh, thường ẩn nấp dưới mặt lá, chồi hoa, chồi lá. Bọ trĩ chích hút làm lá quăn lại, hoa và lá non quăn queo.

- Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate, Emamectin benzoate…

  1. 4. Sên nhớt: phá chồi lá và hoa do vậy cần phát hiện sớm và rải thuốc diệt nhớt có thành phần Methaldehyt để phòng trừ.
  2. 5. Bệnh do vi khuẩn

- Trên hồng môn thường gặp các vi khuẩn gây bệnh như Xanthomonas sp., Erwinia sp., Pseudomnas sp.,…

- Triệu chứng bệnh do Xanthomonas sp.: trên lá xuất hiện những vệt màu sáng, mọng nước sau đó lan rộng ra thành những đốm đỏ nâu có viền ngoài mọng nước. Bệnh còn xuất hiện ở hoa và chồi- Triệu chứng bệnh do Pseudomonas sp.: xuất hiện những đốm nâu trên mặt lá, hình góc cạnh không đều. Khi bị bệnh lá bị bỏng hoàn toàn.- Bệnh do Erwinia sp. có triệu chứng cuống lá trở nên mềm, lá bị vàng đi nhanh chóng.Có thể phòng bệnh bằng cách thường xuyên tỉa lá để tạo độ thông thoáng trong luống trồng.

Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Thuốc gốc đồng, Kasugamycin, Bismerthiazol, Cytosinpeptidemycin, …

  1. 6.Bệnh thán thư (Collectotrichum spp.)

Trên lá xuất hiện những đốm nâu đỏ có viền ngoài màu vàng, sau đó lan rộng ra bề mặt lá. Bệnh còn xuất hiện trên hoa, tốc độ lây lan nhanhPhòng trừ bằng cách hạn chế độ ẩm trong nhà trồng, vệ sinh thông thoáng khu trồng, tỉa bỏ bớt các lá bệnh và tiêu hủy.Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ như: Carbendazim, Benomyl, Thiophanate-Methyl, Azoxytrobinphun theo liều lượng khuyến cáo.

  1. 7. Bệnh thối rễ (Pythium spp., Rhizoctonia spp., Phytophthora spp.)

Bệnh có triệu chứng một phần hay toàn bộ rễ bị nâu hóa, nâu đen, cây phát triển còi cọc đến khi chết héo

Phòng trừ bằng cách kiểm tra độ thông thoáng của giá thể. Khi giá thể lâu ngày kém thông thoáng nên thay mới bằng giá thể khác. Tiêu hủy cây bị bệnh và vùng giá thể có cây bị bệnh, vệ sinh thông thoáng khu trồng.

Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Validamycin, Iprodione, Thiophanate -Methyl, Pencycuron. Fosetyl Aluminium.

  1. 8. Bệnh thối gốc (Fusaium spp., Cylindrocladium spp.)

Triệu chứng: ngay phần thân gốc tiếp giáp với mặt đất có vết đốm nâu, sau đó lan rộng. Trong điều kiện ẩm có thể thấy lớp tơ màu trắng phát triển trên bề mặt đốm bệnh. Bệnh phá hủy hệ thống thân và rễ của câyPhòng trừ bằng cách kiểm tra độ thông thoáng của giá thể. Khi giá thể lâu ngày kém thông thoáng nên thay mới bằng giá thể khác. Tiêu hủy cây bị bệnh và vùng giá thể có cây bị bệnh, vệ sinh thông thoáng khu trồng.Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Iprodine, Thiophanate-Methyl, Metalaxyl + Mancozeb phun vào gốc theo liều lượng khuyến cáo.

  1. 9. Bệnh đốm lá (Septonia sp.)

Vết bệnh có dạng từ tròn đến oval, viền nâu phía trong màu xám trắng. Bệnh phát triển và phá hoại bộ lá. Phòng ngừa bằng cách hạn chế độ ẩm cao trong nhà trồng, vệ sinh thông thoáng khu trồng cây.

Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Maneb, Mancozeb, Chlorothalonil, Benomyl.

V. THU HOẠCH, BẢO QUẢN

Dùng kéo sắc để cắt hoa vào buổi sáng sớm. Nên cắt cách gốc hoa từ 5-7cm để tránh vết cắt sẽ bị thối lây sang cây.

Sau cắt nên ngâm cuống hoa ngay vào thùng nước. Dùng bông gòn cuốn nhị hoa, tránh để nhị rớt xuống các cánh hoa gây thâm, bầm cánh hoa. Đóng gói và vận chuyển nhẹ nhàng

Attachments:
FileDescriptionCreatorFile sizeCreatedLast modified
Download this file (Ky_thuat_trong_hoa_hong_mon.doc)Ky_thuat_trong_hoa_hong_mon.doc 57 kB2013-07-30 15:152013-07-30 15:15