Mô hình thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp (rác rau, hoa) làm phân bón hữu cơ
- Được viết: 23-12-2022 14:50
Rau hoa là cây trồng chủ lực khai thác được tiềm năng về điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh, giúp cho nông dân Đà Lạt và các vùng phụ cận phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Bên cạnh hiệu quả kinh tế đem lại, sản xuất, sơ chế, chế biến rau hoa sẽ làm phát sinh khoảng 900 ngàn tấn phụ phẩm/năm. Thực trạng hiện nay phần lớn phụ phẩm nông nghiệp phát sinh từ quá trình sản xuất rau hoa nông hộ chỉ thu gom tại đồng ruộng và xử lý theo phương pháp truyền thống cày vùi vào đất, để khô ngay tại ruộng hoặc chất đống trên bờ ruộng để khô rồi đốt, một số ít các hộ do thiếu phương tiện thu gom hoặc không có giải pháp xử lý sau thu gom nên vứt bỏ trên đồng ruộng hoặc vứt theo dòng chảy gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, gây lãng phí nguồn nguyên liệu.
Để tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất rau hoa tái sử dụng làm phân bón theo chuỗi giá trị góp phần phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững, giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường. Từ tháng 9 -12/2022, Chi cục Trồng trọt & BVTV đã triển khai 04 mô hình thu gom xử lý, phụ phẩm nông nghiệp (rác rau, hoa) làm phân bón hữu cơ trong đó 01 mô hình quy mô doanh nghiệp được hỗ trợ máy băm rác và máy đảo trộn phân (diện tích sản xuất và liên kết sản xuất rau, hoa: 20ha, lượng phụ phẩm cây trồng phát sinh khoảng 30 m3/tháng) tại Công ty TNHH Thiên Sinh – xã Lạc Lâm – Đơn Dương; 03 mô hình xử lý quy mô nông hộ từ 0,5 -1ha rau, hoa tại xã Hiệp An – Đức Trọng, phường 12 – Đà Lạt và thị trấn Lạc Dương – huyện Lạc Dương.
Hình ảnh các mô hình thu gom, xử lý rác rau, hoa làm phân hữu cơ
Kết quả các mô hình sau khi ủ 40- 60 ngày, các chỉ tiêu dinh dưỡng về hàm lượng đạm, lân, kali và hữu cơ tổng số (OC) trong mẫu phân ủ đều tăng lên cao hơn so với số liệu phân tích ban đầu trước ủ, trong đó hàm lượng N tổng số đạt 2,86 -3,26%; P2O5 hữu hiệu đạt 1,5 – 1,81%; K2O hữu hiệu đạt 1,52 -2,5% và hàm lượng hữu cơ (OC) đạt trung bình từ 22 – 27,5%, pH từ 6,5 -7,6; không phát hiện vi sinh vật đặc biệt Salmonella trong sản phẩm phân ủ. So với TCVN 7185:2002 quy định về phân hữu cơ vi sinh vật thì các chỉ tiêu phân tích đều đạt theo quy định. Sản phẩm sau khi ủ có màu nâu đen, tơi xốp, mủn đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm phân hữu cơ.
Về hiệu quả kinh tế của mô hình, 01 tấn phụ phẩm nông nghiệp (rác rau, hoa), sau khi ủ thu được 0,45 -0,5 tấn phân hữu cơ. Với giá bán trung bình 5.000đ/kg phân hữu cơ, mô hình thu lợi nhuận từ 550.000 – 878.000đ/tấn phụ phẩm. Mô hình góp phần tận thu nguồn nguyên liệu từ trồng trọt, sơ chế, chế biến để tái sử dụng làm phân bón bổ sung dinh dưỡng cho đất, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình thúc đẩy sản xuất theo hướng tuần hoàn, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng với bảo vệ nguồn tài nguyên bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Trên cơ sở kết quả thực hiện mô hình, Chi cục Trồng trọt & BVTV xây dựng và hướng dẫn quy trình thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp (rác rau, hoa) làm phân bón hữu cơ như sau:
Bước 1: Chọn địa điểm ủ phân
Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng. Nền chỗ ủ bằng đất nện hoặc lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc. Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Để ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu
- Xác cây rau, cỏ dại thu gom loại bỏ tạp chất vô cơ, đất. Tiến hành chặt nhỏ bằng máy băm để kích thước nguyên liệu không quá 10cm đối với thân cây rác rau ăn quả, phần cứng gốc cây rau ăn lá.
- Nếu phần thân cây đã già, khô nhiều thì cho thêm các loại lá rau, ngọn tươi và cỏ tươi sao cho tỷ lệ phần cây già, héo và phần còn xanh là 50%, nguồn phế thải chăn nuôi tỷ lệ phối trộn khoảng 15-20% (nếu có). Trong quy trình xử lý tốt nhất nên tưới ẩm và trung hòa nguyên liệu bằng vôi bột hoặc nước vôi 1-2 ngày.
+ Đối với qui mô Doanh nghiệp, tổ hợp tác: Quy hoạch khu xử lý rác riêng. Lượng rác phát thải trong thời kỳ chăm sóc hoa, rau ăn quả và rau ăn lá hàng ngày, quá trình gieo ươm cây giống được thu gom về nơi xử lý sau đó rắc đều vôi bột (lượng 10- 14 kg vôi bột/1 tấn rác) và phối trộn với phế thải chăn nuôi (nếu có). Tỷ lệ phế thải chăn nuôi phối trộn vào trong khối ủ chiếm khoảng 15-20% trọng lượng, hỗn hợp các loại phế thải thu được từ 1.500kg – 2.000kg sẽ tiến hành ủ. Tiến hành ủ đống, đậy bạt che phủ, vị trí đống ủ có chỗ thoát nước tốt.
+ Đối với qui mô nông hộ: lượng rác phát thải trong thời kỳ chăm sóc hoa, rau ăn quả và rau ăn lá được thu gom lại và để nơi góc ruộng, khu vực đất trồng (là chỗ cao, thoát nước tốt) sau đó rắc đều vôi bột lên và che phủ bạt để tránh nước mưa và sâu bệnh phát tán. Khi lượng rác rau thu được từ 500 kg trở lên sẽ tiến hành đống ủ.
* Lưu ý: Rác rau trên ruộng bị nhễm bệnh nặng khi thu gom cần tách riêng để có biện pháp xử lý thích hợp (thường được tiêu huỷ). Phân hữu cơ ủ từ những nguồn rác rau bị bệnh nặng tốt nhất nên sử dụng để bón cho cây trồng không cùng ký chủ của bệnh. Trong trường hợp không có phế thải chăn nuôi bổ xung vào khối ủ, có thể sử dụng 100% lượng phế thải là rác rau, cần điều chỉnh tỷ lệ C/N cho phù hợp bằng cách bổ sung vào đó lượng ure là 10kg/tấn (thay cho 5kg /tấn theo quy trình).
Bước 3: Chuẩn bị dịch vi sinh vật:
- Cho ure, kali vào thùng chứa nước sạch khuấy tan, tiếp tục cho rỉ đường vào khuấy đều sau đó cho chế phẩm vi sinh vật vào trộn đều trong khoảng 30 phút. Pha lượng nước dịch sao cho khi tưới đống ủ có độ ẩm 55-60% (trung bình khoảng 70-100lit nước/1 tấn nguyên liệu).
- Chế phẩm vi sinh vật sử dụng là tổ hợp các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ cao như Xellulose, protein, photphat hữu cơ, v.v.
Quy trình ủ (tính trên 1 tấn rác hữu cơ )
TT |
Nguyên, vật liệu |
Đơn vị tính |
Tỷ lệ/số lượng |
1 |
Rác rau, cỏ dại |
% |
75-80 |
2 |
Phế thải chăn nuôi |
% |
15-20 |
3 |
Chế phẩm vi sinh vật |
kg |
2,0-3,0 |
4 |
Lân Super |
kg |
5,0 -10,0 |
5 |
Đạm ure |
kg |
5,0 |
6 |
KCl |
kg |
2,0 |
7 |
Rỉ đường |
kg |
5,0 |
8 |
Vôi bột |
kg |
14 |
Bước 4: Ủ nguyên liệu
- Nguyên liệu ủ được xếp thành từng lớp 30cm, sau mỗi lớp xếp lại rắc đều phân lân và tưới dịch VSV (nếu rác hữu cơ chưa được phối trộn ủ hoạt hóa trước với vôi, phân gia súc, gia cầm thì khi ủ xếp nguyên liệu như sau: xếp 1 lớp rác rau 25-30 cm sau đó rắc vôi bột, phân lân và tưới đều dịch VSV).
- Tiếp theo rải 1 lớp phế thải chăn nuôi 10-15 cm (nếu có), rắc lân, tưới dịch VSV và xếp tiếp lớp rác rau thứ 2) cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đống ủ có chiều cao 0,9 – 1,2m; sau cùng tưới nước dịch VSV đều khắp bề mặt đống ủ. Phế thải chăn nuôi dùng có thể là phân tươi hoặc hoặc là nguồn phế thải đã qua xử lý.
- Kiểm tra độ ẩm đống ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết, nếu nước chảy ra nhiều là quá ẩm, xòe tay ra thấy vỡ là quá khô.
- Đống ủ được che phủ kín bằng bạt nilon đảm bảo nhiệt độ khối ủ đạt từ 55-600C trong vòng từ 3-5 ngày sau khi ủ. Sau đó nhiệt độ sẽ giảm dần.
Bước 5: Đảo trộn đống ủ:
- Sau 12 -15 ngày kể từ khi ủ tiến hành đảo trộn đống ủ (đống ủ được đảo chất lượng phân ủ tốt hơn và thời gian ủ sẽ nhanh hơn). Trong quá trình đảo trộn bổ sung thêm nước vào nếu đống ủ bị khô. Sau khi ủ khoảng 40- 60 ngày kiểm tra đống ủ thấy không nóng hơn so với nhiệt độ bên ngoài, không có mùi khó chịu, phân ủ dễ mủn, tơi và có màu đen hoặc màu nâu sẫm là phân đã đạt độ hoai mục.
- Đảo trộn đều đống ủ đánh đống sau 1 tuần, tiến hành lẫy mẫu phân kiểm tra, kết quả đạt tiêu chuẩn phân bón có thể sử dụng bón cho cây trồng.
* Cách dùng: Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1,5-3 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục có thể đem sử dụng.
Vũ Đức Cường - Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng
Các tin khác
- Hội nghị tổng kết công tác Trồng trọt và Bảo vệ thực vật năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017 - 16/01/2017
- Hội nghị Thực trạng quản lý và định hướng phát triển rau, hoa, cây đặc sản và cây giống invitro trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 25/10/2016
- Vai trò của canxi đối với cây trồng - 26/05/2014
- Lễ phát động ra quân thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp tại khu vực đầu nguồn Hồ Đan Kia – Suối Vàng - 11/11/2024
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị cán bộ CCVC năm 2017 - 16/01/2017
- Kiểm tra Formaldehyde trên rau cải thảo tại Lâm Đồng - 28/05/2012
- Thăm hỏi, tặng quà các nhà khoa học và các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ - 15/05/2024
- Giải cầu lông mở rộng hướng tới kỷ niệm 39 năm giải phóng Miền Nam - thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014) - 15/04/2014
- Thông báo về việc thay đổi tên miền truy cập trang thông tin điện tử - 25/05/2017
- Thông báo: Tạm dừng tiếp khách và làm việc với tổ chức, cá nhân tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - 13/07/2021
- Đại hội Công đoàn cơ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 - 09/05/2017
- Khai giảng lớp tập huấn Bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật năm 2017 - 04/06/2017
- Hội nghị Sơ kết Đề án phát triển cây điều bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2015 - 2016 - 17/12/2016
- Tình hình sản xuất kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 12/08/2022
- Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác quản lý sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật giữa Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng và Chi cục Trồng trọt và BVTV thành phố Cần Thơ - 15/04/2024
- Tập huấn ứng dụng phần mềm PPDMS 2.0 trong công tác điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng tại Lâm Đồng - 04/11/2016
- Ứng dụng KHKT trong việc tái canh cà phê - 08/11/2016
- Tình hình cấp quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 17/12/2024
- Hội thảo “Giới thiệu, chuyển giao một số giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt” - 07/11/2024
- Hội nghị tổng kết chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp và nông dân kiểm soát dư lượng hóa chất trong nông sản giai đoạn 2011 - 2012 - 05/07/2012