Quản lý bệnh virus gây hại cà chua tại Lâm Đồng
- 18-11-2019
Virus hại cà chua là dịch hại nguy hiểm, khó kiểm soát ảnh hưởng lớn đến sản xuất cà chua của tỉnh Lâm Đồng từ cuối 2016 đến nay. Để hỗ trợ nông dân phòng chống, Chi cục Trồng trọt & BVTV đã nghiên cứu triển khai các khảo nghiệm mô hình về giống kháng bệnh, mô hình quản lý môi giới truyền bệnh bọ trĩ, bọ phấn, sử dụng các chất kích kháng tăng khả năng chống chịu bệnh kết hợp tăng cường quản lý, kiểm tra việc cung ứng giống cà chua khỏe, sạch bệnh. Bên cạnh đó hỗ trợ xây dựng 2 vườn ươm giống cà chua đạt tiêu chuẩn hiện đại hóa để quản lý bệnh virus, cung ứng cây giống đạt chất lượng cho nông dân.
Các loại thuốc Bảo vệ thực vật sử dụng trong canh tác hữu cơ
- 13-09-2019
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất nhằm duy trì tính bền vững của đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Canh tác hữu cơ liên quan đến môi trường sinh thái, sự đa dạng sinh học và các quy trình canh tác thích ứng với điều kiện địa phương. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp phương thức canh tác truyền thống, có sự đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật mới để mang lại lợi ích cho con người, môi trường. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không cho phép sử dụng phân hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật và giống cây trồng biến đổi gen.
Công tác quản lý dịch hại trên cây rau hoa ở Lâm Đồng
- 03-09-2019
Rau, hoa là cây trồng có giá trị kinh tế cao và là lợi thế cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng trong việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để gia tăng giá trị, tăng kim ngạch xuất khẩu. Toàn tỉnh hiện nay gieo trồng 65.274ha rau; 8.615,9ha hoa trong đó có 14.303ha sản xuất theo hướng công nghệ cao (cây rau 11.887ha, cây hoa 2.416ha).
Quản lý bệnh héo rũ thông do tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.) gây hại tại Lâm Đồng
- 03-09-2019
Thông 3 lá (Pinus keysia) là cây lâm nghiệp chủ lực tại Lâm Đồng. Hiện nay diện tích rừng trồng thông 3 lá có 40.314,53ha (chiếm tỷ lệ 51,7%) diện tích đất rừng trồng của tỉnh.
Tuyến trùng gây hại cây dâu tằm ở Lâm Đồng
- 02-08-2019
Tỉnh Lâm Đồng hiện đang canh tác 6.774,7ha dâu tằm tập trung tại các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai và Tp Bảo Lộc. Các giống dâu tằm trồng phổ biến gồm có VA 201, VH3, VH9, VH13, Tam bội 28 và Tam bội 36.
Mô hình thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng năm 2019 tại Lâm Đồng
- 02-08-2019
Từ năm 2013 đến 2018 được sự hỗ trợ của Ban chỉ đạo Chương trình Cùng nông dân bảo vệ môi trường 22 tỉnh thành phía Nam, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp với huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, xây dựng 7 mô hình với 42 bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tập trung tại các xã nông thôn mới sản xuất rau, hoa, chè trọng điểm của huyện, trong đó huyện Lạc Dương 2 mô hình (12 bể), Đơn Dương 01 mô hình (6 bể), Đức Trọng 2 mô hình (12 bể), thành phố Đà Lạt 01 mô hình (6 bể) và Bảo Lộc 01 mô hình (6 bể). Ngoài ra hàng năm phối hợp với các công ty thuốc BVTV tổ chức từ 50-100 lớp tập huấn, cấp phát 5.000 đến 10.000 tờ rơi hướng dẫn nông dân sử dụng và thu gom bao gói thuốc BVTV.
Sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ (Tuta absoluta)
- 31-07-2019
Sâu vẽ bùa hại cà chua (Tuta absoluta) là một trong các sâu hại chính và nguy hiểm trên cà chua ở các nước Nam Mỹ từ những năm 1960 (Souza et al., 1983). Hiện nay loài sâu hại này đã xuất hiện ở khu vực Châu Á đặc biệt là vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar.
Ở Việt Nam, Viện Bảo vệ thực vật đã khảo sát một số vùng trồng cà chua ở Hà Nội, Lâm Đồng, Sơn La và đã phát hiện sâu vẽ bùa (Tuta absoluta) gây hại trên cà chua tại tỉnh Sơn La, ở Lâm Đồng chưa xuất hiện loài dịch hại này.
Hội thảo “Giải pháp quản lý dịch hại trên rau, dâu tây tại Lâm Đồng”
- 01-07-2019
Hội thảo “Giải pháp quản lý dịch hại trên rau, dâu tây tại Lâm Đồng”
Ngày 26/6/2019, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng phối hợp với Công ty TNHH Việt Thắng cùng các chuyên gia về bệnh cây đến từ Công ty SDS Biotech K.K Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Giải pháp quản lý dịch hại trên rau, dâu tây tại Lâm Đồng”.