Hội thảo “Giải pháp quản lý dịch hại trên rau, dâu tây tại Lâm Đồng”
- Được viết: 01-07-2019 12:00
Ngày 26/6/2019, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng phối hợp với Công ty TNHH Việt Thắng cùng các chuyên gia về bệnh cây đến từ Công ty SDS Biotech K.K Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Giải pháp quản lý dịch hại trên rau, dâu tây tại Lâm Đồng”.
Tham dự Hội thảo có Bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng;
Các chuyên gia Nhật Bản của công ty SDS Biotech K.K, công ty TNHH Việt Thắng;
Đại diện Hội nông dân: Tp Đà Lạt, các phường: 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và xã Xuân Thọ.
- Có đại diện các doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh sản phẩm rau tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng và nông dân sản xuất rau tại thành phố Đà Lạt
Tại Hội thảo các đại biểu đã nghe các chuyên gia Nhật Bản báo cáo kết quả khảo sát thực tế tình hình bệnh hại trên cà chua, ớt ngọt, dâu tây; Các giải pháp quản lý dịch hại trên cà chua, ớt ngọt, dâu tây; Hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV để hạn chế dư lượng thuốc BVTV, cách sử dụng thuốc vi sinh nhằm nâng cao chất lượng nông sản tại Lâm Đồng. Đồng thời các chuyên gia cũng chia sẻ những kinh nghiệm và một số kỹ thuật trong công tác sản xuất giống rau, hoa sạch bệnh trong vườn ươm, canh tác trên đồng ruộng và biện pháp quản lý dịch hại, nhất là côn trùng môi giới truyền bệnh virus.
Sau thời gian thảo luận sôi nổi, bà Nguyễn Thị Tuyết đưa ra kết luận:
Do đa dạng chủng loại rau và được sản xuất quanh năm nên sâu bệnh hại rau, dâu tây tại Lâm Đồng luôn phát triển, gây thiệt hại cho sản xuất nếu không áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời. Để phòng trừ sâu, bệnh hại và bảo vệ sản xuất, người nông dân vẫn chủ yếu dựa vào biện pháp sử dụng thuốc BVTV, tuy nhiên nhiều nông dân sử dụng thuốc BVTV còn chưa theo nguyên tắc 4 đúng (đặc biệt là phun thuốc chưa đúng cách nên hiệu quả chưa cao), sử dụng một số loại thuốc có thời gian cách ly dài có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm do dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép. Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc hoá học không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người sản xuất, phát sinh tính kháng của sâu bệnh với thuốc hoá học, mà còn để lại dư lượng trong sản phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu rau Đà Lạt. Do đó, trong thời gian tới cần tập trung:
- Vận dụng có hiệu quả các kinh nghiệm truyền đạt của các chuyên gia về kỹ thuật trong canh tác trên đồng ruộng và biện pháp quản lý dịch hại, nhất là côn trùng môi giới truyền bệnh virus.
- Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, phun thuốc đúng cách nhằm nâng cao hiệu quả của thuốc BVTV. Chú trọng sử dụng thuốc sinh học, thảo mộc và thuốc BVTV hóa học nhóm IV (ít độc, thời gian cách ly ngắn) để hạn chế dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm.
- Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, người sản xuất rau, hoa, dâu tây cần thường xuyên theo dõi diễn biến một dịch hại có nguy cơ phát sinh và gây hại mạnh, các đối tượng dịch hại mới phát sinh...
Chuyên gia SDS Biotech K.K Nhật Bản (Ths. Ryutaro Katsuki) hướng dẫn tại Hội thảo
Đoàn chuyên gia Nhật Bản khảo sát tình hình bệnh hại trên rau, dâu tây trước khi tổ chức hội thảo
Trạm Kiểm dịch Kiểm định thực vật
Các tin khác
- Hội thảo “Biện pháp quản lý virus gây hại rau hoa tại Lâm Đồng” - 20/02/2019
- Sử dụng thiên địch quản lý sâu hại cây trồng tại Lâm Đồng - 30/06/2021
- Bệnh chết nhanh chết chậm gây hại cây tiêu tại Lâm Đồng - 03/06/2021
- Tình hình gây hại của virus (TSWV) trên cây hoa cúc và xà lách tại Đà Lạt - 23/04/2018
- Bọ xít muỗi gây hại cây bơ và biện pháp phòng trừ - 24/05/2021
- Các loại thuốc Bảo vệ thực vật sử dụng trong canh tác hữu cơ - 13/09/2019
- Sâu vẽ bùa cà chua Nam Mỹ (Tuta absoluta) - 31/07/2019
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 06-12/01/2019 - 09/01/2020
- Quản lý bệnh virus gây hại cà chua tại Lâm Đồng - 18/11/2019
- Công tác quản lý dịch hại trên cây rau hoa ở Lâm Đồng - 03/09/2019
- Hội thảo “Giải pháp xử lý và bảo quản hoa cắt cành nâng cao giá trị hoa công nghệ cao tại Lâm Đồng” - 16/01/2019
- Mùa bướm vàng chanh (Catopisilia pomona) tại Đà Lạt - 15/04/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 28/9 – 04/10/2020 - 08/10/2020