Thống kê truy cập

3453940
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
576
14186
105439
3453940

Hội thảo “Giải pháp xử lý và bảo quản hoa cắt cành nâng cao giá trị hoa công nghệ cao tại Lâm Đồng”

Hội thảo “Giải pháp xử lý và bảo quản hoa cắt cành nâng cao giá trị hoa công nghệ cao tại Lâm Đồng”

Năm 2018, diện tích đất canh tác hoa của tỉnh Lâm Đồng đạt 4.021 ha, trong đó diện tích trồng hoa ứng dụng công nghệ cao đạt 3.800 ha (chiếm 94,5%); diện tích gieo trồng năm 2018 ước đạt 8.889 ha, sản lượng 3.370 triệu cành; trong đó, thành phố Đà Lạt chiếm khoảng 66,4% diện tích và 69,3% sản lượng. Với một số loại hoa chính như hoa cúc, hồng, lay ơn, đồng tiền, cẩm chướng, lily,…

Nguồn cung ứng hạt giống, cây giống hoa chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài chiếm 85 - 90%, số lượng giống còn lại là sản xuất trong nước. Trong năm 2018, lượng giống nhập khẩu đạt 62.682.702 củ/cây/ngọn và 11.172.892 hạt giống hoa các loại.

Việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác hoa đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, như: Hoa lily trên 1,9 tỷ đồng/ha/năm; hoa cúc 1,2 tỷ đồng/ha/năm; hoa cẩm chướng 744 triệu đồng/ha/năm,...

Thị trường tiêu thụ hoa của Lâm Đồng chủ yếu là nội địa (chiếm khoảng 89% sản lượng), còn lại là xuất khẩu sang một số nước như: Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Hà Lan,... Hoạt động xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Công ty TNHH trong nước có khả năng khai thác thị trường tốt như Dalat Hasfarm, Bonnie Farm, Apolo, Innova, …trong đó, Công ty Đà Lạt Hasfarm xuất khẩu chiếm trên 50% tổng sản lượng lượng hoa của toàn tỉnh.

Việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoa tại Lâm Đồng trong thời gian qua khá thuận lợi nhờ các chính sách của Trung ương và địa phương (các chương trình, dự án đầu tư, phát triển ở trong nước và quốc tế; chính sách vay vốn; khoa học kỹ thuật phát triển mạnh; nhập khẩu giống và công nghệ; quy hoạch vùng sản xuất; thu hút đầu tư, liên kết sản xuất; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm,…). Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, thách thức như: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; một số dịch bệnh phát triển, gây hại nặng; chất lượng một số nguồn giống sản xuất nội địa chưa đảm bảo; chi phí đầu tư sản xuất cao; đặc biệt, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch hoa còn khá lớn (từ 7 - 13%), sản lượng hoa được xử lý và bảo quản chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ đạt khoảng 5%) vì vậy giá trị sản xuất hoa chưa được nâng cao,...

Từ những thực trạng trên, hôm nay (ngày 16/01/2019), Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Hiệp hội Hoa Đà Lạt tổ chức Hội thảo “Giải pháp xử lý và bảo quản hoa cắt cành nâng cao giá trị hoa công nghệ cao tại Lâm Đồng” nhằm đánh giá thực trạng, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản xuất hoa và biện pháp bảo quản hoa cắt cành sau thu hoạch để nâng cao chất lượng hoa trong thời gian tới.

Tham dự và chủ trì Hội thảo có bà Nguyễn Thị Phương Loan - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV, ông Nguyễn Văn Danh - Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt & BVTV.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Hội Nông dân, phòng Kinh tế, Trung tâm nông nghiệp thành phố Đà Lạt; phòng Nông nghiệp & PTNT Lạc Dương; Trường Đại học Đà Lạt; Hiệp hội Hoa Đà Lạt; UBND phường 5 (Đà Lạt). Đặc biệt, về dự hội thảo có gần 50 đại biểu đại diện các doanh nghiệp, HTX, cơ sở SXKD hoa tại thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, Đức Trọng. Các phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng về dự và đưa tin.

Tại Hội thảo đã thông qua báo cáo “Tình hình sản xuất, tiêu thụ và định hướng phát triển sản xuất hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, hướng dẫn “Kỹ thuật bảo quản hoa cắt cành”. Hội thảo đã nghe các đại biểu thông qua các tham luận, chia sẻ những kinh nghiệm và một số kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong việc thu hoạch, bảo quản hoa cắt cành sau thu hoạch. Ngoài ra, các đại biểu đề xuất một số nội dung: Đề nghị cán bộ kỹ thuật, cơ quan chuyên môn tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể người dân, kỹ thuật pha chế hóa chất, quy trình kỹ thuật xử lý, bảo quản và công tác quản lý chất lượng hóa chất phục vụ xử lý, bảo quản; cần xây dựng tiêu chuẩn về thùng, bao bì đựng từng sản phẩm hoa để đảm bảo chất lượng trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Các ý kiến, đề xuất của các đại biểu đã được chủ trì Hội thảo và các chuyên gia hướng dẫn, giải đáp đầy đủ.

Trong cuộc hội thảo, các đại biểu đi tham quan, tìm hiểu thực tế mô hình sản xuất, thu hoạch, xử lý và bảo quản hoa cắt cành tại Trang trại của ông Nguyễn Văn Vỹ - Tổ Vạn Thành, phường 5, thành phố Đà Lạt.

Với tinh thần làm việc tích cực, trách nhiệm - Hội thảo đã thành công tốt đẹp, đã đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế đối với hoa cắt cành sau thu hoạch.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Bà Nguyễn Thị Phương Loan - Phó Chi cục trưởng: Phát biểu khai mạc 

 Ông Nguyễn Văn Danh - Trưởng phòng Trồng trọt: Báo cáo Tình hình sản xuất,

tiêu thụ và định hướng phát triển sản xuất hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

 TS. Lê Như Bích - Trường Đại học Đà Lạt: Hướng dẫn Kỹ thuật bảo quản hoa cắt cành

Toàn cảnh Hội thảo

 Các đại biểu tham quan mô hình sản xuất, xử lý, bảo quản hoa sau thu hoạch

 

Phòng Hành chính Tổng hợp

 

--------------------------------------------

 

 

 

 

KỸ THUẬT BẢO QUẢN HOA

(TS. Lê Như Bích - Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt)

 

MỤC ĐÍCH

- Đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Tích lũy một số lượng lớn cây để vận chuyển bằng đường biển.

- Đơn giản hoá quá trình quản lý và giảm hao hụt trong quá trình xử lý.

- Giúp tiết kiệm năng lượng để sản xuất hoa trong điều kiện mùa đông (cẩm chướng…).

- Kéo dài thời gian bán (mẫu đơn, layơn, mõm sói..).

- Xuất khẩu đi xa bằng tàu thủy hoặc xe.

- Bảo đảm chất lượng hoa tuyệt hảo sau khi bảo quản, không bị mất khả năng sống hoặc nở hoa.

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN HOA

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản hoa là chất lượng hoa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, ethylene, sự thông khí, các phương pháp bảo quản, kiểm soát côn trùng dịch bệnh và chế độ vệ sinh.

1.1 Chất lượng hoa

Hoa dùng để bảo quản phải có chất lượng tốt không bị tổn thương do ngắt, gãy, dập hoặc xây xước và không bị sâu bệnh.

Hoa phải thu hoạch vào giai đoạn phát triển phù hợp. Hoa quá nở hoặc quá non làm giảm thời gian bảo quản (hoa hồng môn, hoa cúc đỏ sans souci, loa kèn (calla), thược dược, đồng tiền, lan, hồng). Hoa cắt quá non sẽ không nở được trong dung dịch bảo quản hoặc nở với chất lượng rất xấu. Hoa ở giai đoạn nụ ít bị tổn thương và ít nhạy cảm với ethylene hơn hoa nở. Sự hô hấp và tiêu thụ các chất dự trữ ở nụ hoa chậm hơn hoa nở.

Ví dụ như hoa hồng, layơn, lys, thủy tiên, tulip tiếp tục nở tốt trong nước sau khi bảo quản. Hoa cẩm chướng, cúc, mẫu đơn, mõm sói, thiên điểu không nở trong nước nhưng dễ dàng nở trong dung dịch bảo quản. Hoa được xử lý nạp hoá chất (pulsing) sẽ nở tốt hơn.

1.2 Nhiệt độ

Nhiệt độ thấp là yếu tố quan trọng trong bảo quản hoa (nhiệt độ cao thúc đẩy quá trình hoá già của hoa) giảm sự hoá già của hoa và lá và kéo dài thời gian bảo quản.

Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian bảo quản cần thiết để cho hoa có chất lượng tốt sau khi bảo quản (Bảo quản ướt: cắm trong nước, Bảo quản khô: gói trong giấy)

Tên hoa

Nhiệt độ bảo quản (oC)

Giai đoạn bảo quản (ngày)

Bảo quản ướt

Bảo quản khô

Cẩm chướng

‘William Sim’

Cúc

‘White Spider’

Lan nam phi

‘Ballerina’

Lily

‘Enchantment’

Thủy tiên

‘Carlton’

Hoa hồng

‘Baccara’

‘Sonia’

 

Tulip

‘Apeldoorn’

0 – 1

9 – 10

0 – 1

9 – 10

0 – 1

9 – 10

0 – 1

9 – 10

0 – 1

9 – 10

0 – 1

9 – 10

0 – 1

9 – 10

0 – 1

9 – 10

3

4

7

7

7

5

7

1

7

3

4

0

7

5

7

4

3

0

6

4

2

1

3

2

7

3

2

1

3

3

4

1

Nhiệt độ bảo quản tối ưu của từng loài hoa: Hoa vùng nhiệt đới có nhiệt độ bảo quản tối ưu ở 7 – 150C (nhiệt độ thấp hơn gây mất màu của hoa, hoại tử cánh và lá, không nở sau khi bảo quản). Hoa vùng ôn đới có nhiệt độ bảo quản thấp hơn điểm đông của tế bào một chút. Hầu hết các  hoa được bảo quản ở 40C.

Nên bảo quản ở giai đoạn phát triển tối ưu của hoa. Hoa được khử nhiệt dư và đặt ngay vào phòng lạnh sau khi thu hoạch. Ví dụ như hoa cẩm chướng nụ bảo quản tốt ở 0oC. Hoa cẩm chướng nở hoàn toàn bị tổn thương ở 0oC. Sau 2 tuần, cánh hoa có những điểm đen, bị chết hoại và thay đổi màu sắc. Hoa cẩm chướng đã nở bảo quản tốt trong nước hoặc dung dịch bảo quản ở 3 – 4oC trong 3 – 4 tuần.

Nhiệt độ dao động bất thường trong quá trình bảo quản gây ngưng tụ nước trên hoa và giấy tráng kim loại tăng nguy cơ nhiễm bệnh nấm (nấm mốc xám), gây sự thay đổi độ ẩm không khí, khi độ ẩm quá thấp làm khô cây và làm đóng băng và thất thoát toàn bộ hoa bảo quản nêu nhiệt độ thấp hơn 0oC.

Triệu chứng tổn thương do lạnh ảnh hưởng do nhiệt độ dao động, thời gian tiếp xúc với lạnh lâu hay mau, độ thành thục của hoa và phương pháp bảo quản.

Bảng 2. Phân loại hoa nhạy cảm và không nhạy cảm với lạnh

Hoa rất nhạy cảm lạnh

Hoa ít nhạy cảm lạnh

Hoa hồng môn

Hoa thiên điểu

Hoa trà mi

Lan Cattleya

Hoa gừng

Hoa trạng nguyên)

Lan Vanda

Cúc

Hoa địa lan

Lys

Lily

Hoa hồng

Tulip

Mẫu đơn

Hoa dạ hương

1.3 Độ ẩm không khí

Sự thoát hơi nước của hoa có thể kiểm soát bằng nhiệt độ, độ ẩm không khí (độ ẩm thấp sẽ dẫn đến thoát hơi nước) và sự chuyển động của không khí. Độ ẩm tối ưu để bảo quản hoa là 90 – 95%. Độ ẩm thấp từ 70 – 80% gây mất nước và hoa bị héo. Độ ẩm ngăn ngừa sự đóng băng của hoa.

Duy trì độ ẩm rất quan trọng khi bảo quản khô không gói trong giấy tráng kim loại (foil) hoặc bảo quản ướt trong bình để mở. Duy trì độ ẩm bằng hệ thống tạo ẩm trong phòng lạnh và kiểm tra thường xuyên độ ẩm trong phòng lạnh bằng máy đo độ ẩm.

1.4 Ánh sáng

Ánh sáng không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hoa và giai đoạn bảo quản. Nhiều loại hoa có thể bảo quản trong tối 5 – 14 ngày. Riêng hoa cẩm chướng có thể bảo quản trong tối đến vài tháng. Hoa cát tường, lily, cúc bảo quản dài ngày trong tối làm lá bị vàng. Xử lý bằng cách chiếu sáng hoa cúc 500 – 1000 lux, đóng gói trong giấy trong hoặc thùng có nắp đậy màu sáng hoặc phun gibberelic acid (GA) hoặc benzyladenine.

1.5 Ethylene

Thời gian bảo quản kéo dài gia tăng sự nhạy cảm với ethylene của hoa. Khi bảo quản với một số lượng hoa rất nhiều gây tích lũy ethylene trong phòng lạnh. Các biện pháp hạn chế tác động của ethylene như bảo quản lạnh, hoặc sử dụng máy lọc khí chứa dung dịch KMnO4 

4KMnO4 + C2H4                4MnO2 + 4KOH + 2CO2

Các biện pháp khác như mắc hệ thống tạo ẩm trong phòng lạnh, sử dụng tia cực tím (UV) hoặc tia X tạo O3 để làm sạch ethylene, hoặc tăng CO2 để hạn chế tác động của ethylene hoặc xử lý bằng các chất ức chế ethylene: AVG (aminoethoxyvinylglycine), AOA (aminooxy-acetic acid) và STS.

1.6 Sự thông khí trong phòng bảo quản

Thông khí trong phòng bảo quản nhằm duy trì nhiệt độ và khí quyển đồng nhất trong phòng. Kiểm soát bằng cách sử dụng quạt và thiết bị thông gió trong phòng lạnh, kiểm tra chênh lệch nhiệt độ giữa điểm không khí vào và ra luôn nhỏ hơn 0.5oC, nếu chênh lệch 1oC thì thông khí không hiệu quả. Chênh lệch nhiệt độ phòng và nhiệt độ không khí vào không vượt quá 5oC.

Cách sắp xếp các hộp hoa bảo quản khô trong phòng lạnh. Tạo khoảng trống giữa tường và các thùng hàng và giữa các thùng hàng với nhau như:

- Giữa các hộp:                       5 – 10cm

- Giữa các hàng:                     5 – 10cm

- Giữa tường và hộp:              10 – 20cm

- Giữa trần và hộp:                 50cm

- Giữa sàn và hộp:                  5 – 10cm

- Giữa điểm không khí đi ra và vật liệu bảo quản: 2m (tránh đóng băng sản phẩm và thông khí tốt).

Các hộp hoa nên đặt dọc tường thẳng hàng với nguồn không khí, không đặt nằm ngang. Các chú ý đối với hoa bảo quản khô trong hộp hoặc túi tráng kim loại: đặt hộp trên kệ với khoảng cách giữa các hộp (túi) là 2 – 3cm.

+ Khoảng cách quá hẹp: giảm thông khí dọc theo vách hộp, tăng nhiệt độ trong hộp (đặc biệt những hộp không có lỗ thông khí).

+ Khoảng cách quá rộng: khoảng cách rộng hơn, làm lưu thông không khí không đều, không khí lạnh sẽ không di chuyển giữa các hàng hộp.

+ Chừa khoảng cách rộng cho xe nâng hàng: chỉ khi kho có dung tích lớn và đòi hỏi sự xoay vòng các vật liệu bảo quản nhanh.

Đặc biệt chú ý đối với hoa bảo quản ướt trong các thùng, xô chậu không đóng gói hoặc bảo vệ. Các thùng chứa được đặt trên xe đẩy hoặc giá cách ít nhất 5cm trên mặt sàn, khoảng cách giữa các thùng là 5 – 10cm, tốc độ thông gió 15 -23m/min và quạt đặt ở vị trí để hút không khí trong phòng lạnh thay vì đẩy không khí.

1.7 Các phương pháp xử lý hóa chất sau thu hoạch

Làm cứng hoa (Hardening): là phục hồi lại sức trương (độ cứng) của hoa bị héo sau khi cắt. Pha dung dịch xử lý hoa gồm chất diệt khuẩn, chất acid hoá (acidifier) để có pH khoảng 4.5 – 5.0, tác nhân làm ướt như Tween 20 có nồng độ 0.01 – 0.1% bằng nước khử ion.

Cành hoa ngâm trong nước ấm hoặc dung dịch bảo quản ở độ sâu ở nhiệt độ phòng hoặc trong phòng lạnh nhiều giờ. Hoa bị héo nhiều hơn có thể ngâm trong nước trong 1 giờ, sau đó chuyển sang xô chứa nước ấm rồi đưa vào phòng lạnh. Hoa đồng tiền, cúc, tử đinh hương (lilac) và những loài hoa khác có thân gỗ cứng bị héo: xử lý vài giây trong nước nóng (80 – 90oC), sau đó đưa vào nước lạnh.

Làm ngấm nitrate bạc

Cành hoa có thể được làm ngấm với 1000 ppm AgNO3 trong 10 phút nhằm ngăn ngừa tắc mạch dẫn thân do vi sinh vật và thối rữa cành. Xử lý này có lợi cho hoa cúc tây, đồng tiền, cẩm chướng, layơn, cúc, lan hồ điệp và hoa mõm sói.

Xử lý nạp hoá chất cho hoa (Pulsing)

Đặt phần dưới hoa vào dung dịch chứa đường, chất diệt khuẩn trong nhiều giờ đến 2 ngày. Được thực hiện bởi người trồng, bán sỉ và bán lẻ nhằm kéo dài thời gian sống của hoa, hoa nở nhanh hơn, màu sắc đẹp hơn.

Xử lý nạp STS cho hoa (STS pulsing)

Nhằm ngăn ngừa sự hình thành và tác dụng của ethylene lên hoa. Có lợi cho các loại hoa nhạy cảm với ethylene như cẩm chướng, lily và hoa mõm sói.

Chú ý khi pha dung dịch AgNO3, phải mặc quần áo bảo vệ, bao gồm găng tay, và kính bảo vệ mắt. Sau khi pha, thay quần áo, rửa tay và mặt sau khi sử dụng AgNO3.

Đặt hoa vào dung dịch STS trong 20 phút ở nhiệt độ 20oC. Thời gian xử lý phụ thuộc vào loài giống và thời gian bảo quản về sau. Nếu hoa được chuẩn bị cho vận chuyển xa và bảo quản lâu thì dung dịch STS nên phối hợp với đường. Hoa cẩm chướng và astroemeria phải được xử lý nạp STS khi đưa ra đấu giá.

Xử lý nở hoa

Giúp hoa nở sau thu hoạch trong điều kiện nhân tạo. Xử lý nở hoa được thực hiện bởi người trồng và người bán sỉ. Đã áp dụng từ lâu đối với hoa tử đinh hương. Hiện nay áp dụng với hoa cẩm chướng, cúc, hồng, thiên điểu, hoa mõm sói, hoa layơn. Các nụ hoa non chỉ tiếp tục phát triển và nở hoa khi được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng.

Các chất xử lý nở hoa trong trường hợp này cũng bao gồm đường, một số hormone tăng trưởng và chất diệt khuẩn. Nồng độ sử dụng phụ thuộc vào loài, để cho hoa có chất lượng tốt nhất. Nồng độ đường cần phải thích hợp cho từng loại hoa để tránh gây tổn thương lá và cánh hoa. Giai đoạn phát triển tối ưu của nụ, nụ quá non sẽ không cho hoa có kích thước và chất lượng tối ưu. Độ ẩm cao rất cần thiết cho hoa nở. Phòng kích thích nở hoa phải kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và thông gió tốt.

1.8 Các phương pháp bảo quản lạnh thông thường

Bảo quản khô: Để bảo quản thời gian lâu, hoa cắt cành có thể bảo quản khô trong hộp, thùng hoặc túi polyethylene.

Bảo quản ướt: bảo quản trong thời gian ngắn 1 – 4 tuần, bảo quản ướt trong nước hoặc dung dịch bảo quản.

Bảo quản khô

Bảo quản khô có thuận lợi là có thể bảo quản thời gian lâu hơn đối với một số loài, tiết kiệm được không gian trong phòng bảo quản nhưng cũng có bất lợi là sử dụng nhiều nhân công hơn, tăng chi phí bao gói, nhiều loài hoa không thể với bảo quản khô (măng tây, thược dược, đồng tiền, hoa baby, xử lý phun hoặc ngâm trong dung dịch thuốc chống nấm, hoa phải được làm khô trước khi bảo quản, hoặc xử lý nạp hoá chất với dung dịch có chứa đường, chất diệt khuẩn và kháng ethylene.

Xử lý hoa trước khi bảo quản khô: Hoa cần được khử nhiệt dư nhanh chóng đến nhiệt độ bảo quản (nước, khí lực, phòng lạnh…), sau đó được xử lý nạp hoá chất bảo quản trong phòng mát. Sau khi hoa được đưa ra khỏi dung dịch bảo quản, khi gốc đã khô, gói trong giấy mềm rồi đóng gói, lấp đầy túi bằng vật liệu cây để ngăn sự thoát hơi nước từ hoa. Gói hoa được hàn kín đưa vào phòng bảo quản. Trong gói hoa hình thành khí quyển bảo quản (MA) với giảm oxy và CO2 nhờ vậy tăng thời hạn bảo quản của hoa cẩm chướng và lily.

Bảng 3. Thời gian bảo quản khô tối đa của một số loại hoa cắt cành

Loài hoa

Nhiệt độ bảo quản (0C)

Giai đoạn bảo quản tối ưu (tuần)

Nguồn

Hồng môn

Cẩm chướng    

Cúc

Hoa anh thảo       Layơn                   

Lily                       

Thuỷ tiên             

Mẫu đơn               Hoa hồng               

Hoa thiên điểu

Tulip  

13

0-1

1

0-1

4

1

1

0

0.5-3

8

0-1

4

16-24

3

3

4

6

2

4

2

4

8

Akamine và Goo, 1981

Goszcyriska và Rudnicki, 1982

Kofranek và cs, 1975

Halevy và cs, 1984

Nowak và Rudnicki, 1984

Nowak và Mynett, 1988

Nichols và Tompset, 1972

Heuser và Evensen, 1986

Staby và cs., 1984

Halevy và cs., 1978

Lutz và Hardenburg, 1986

Chú ý đối với các loài hoa dễ bị cong hướng địa như layơn và hoa mõm sói nên bảo quản ở phương thẳng đứng để ngăn ngừa hiện tượng này.

Bảo quản ướt

Bảo quản ướt có thuận lợi là giữ được độ cứng của hoa, hoa không cần phải đóng gói nhưng có bất lợi là chiếm nhiều chỗ. Do nhiệt độ bảo quản cao hơn một chút so với bảo quản khô nên mất chất dự trữ nhanh hơn, hoa nở và hoá già cũng nhanh hơn, dẫn đến thời gian bảo quản ngắn hơn.

Xử lý hoa trước khi bảo quản ướt: Xử lý thuốc chống nấm, loại bỏ các lá ở thấp nhất. Bảo quản ở nhiệt độ cao hơn 3 – 4oC so với bảo quản khô. Phải cắm vào nước hoặc dung dịch bảo quản ngay, nếu không phải cắt gốc khoảng 2 – 3 cm. Hoa cũng có thể cắm vào nước hoặc dung dịch bảo quản ấm khoảng 40oC để tăng khả năng hút nước và độ cứng của mô cây. Dung dịch bảo quản ướt nhằm tăng chất lượng và tuối thọ của hoa sau khi bảo quản. Thành phần của dung dịch bảo quản ướt thay đổi tuỳ theo loài bao gồm đường, chất kháng ethylene, chất điều hòa sinh trưởng, chất diệt khuẩn… Có thể sử dụng như dung dịch bảo quản ướt trong phòng lạnh hoặc xử lý nạp hoá chất (hoặc STS) trước khi bảo quản, sau đó hoa tiếp tục được cắm trong nước hoặc trong dung dịch bảo quản ướt.

Bảng 4. Thời gian bảo quản ướt tối đa trong dung dịch bảo quản của một số hoa

Loài hoa

Nhiệt độ bảo quản (0C)

Giai đoạn bảo quản tối ưu (tuần)

Nguồn

Cẩm chướng

Đồng tiền          

Lily                       

Hoa mõm sói

4

4

1

1

4

3-4

4

8

Goszcyriska và cs, 1982

Nowak, 1988

Nowak và Mynett,1985

Halaba và cs, 1983

Chú ý nước pha dung dịch bảo quản phải tiệt trùng bằng cách sử dụng hoá chất hoặc tia cực tím (UV) để kiểm soát vi sinh vật trong nước. Vi sinh vật trong đất và nước xâm nhiễm vào cành và lá rồi nhiễm vào mô mạch của cành, gây tắc mạch dẫn. Tốc độ phát triển của vi sinh vật trong nước phụ thuộc vào số lượng hoa, loài hoa và nhiệt độ bảo quản. Số lượng vi sinh vật cũng phụ thuộc vào loài hoa và nhiệt độ bảo quản. Số lượng vi sinh vật trong nước ở bình chứa hoa đồng tiền sẽ nhiều hơn bình chứa hoa hồng và hoa cúc. Nhiệt độ càng thấp thì vi sinh vật phát triển chậm hơn ở nhiệt độ cao.

Tác động của vi sinh vật như xâm nhập vào mô mạch gây tắc mạch, làm chậm quá trình hấp thu nước, gây héo cho cây và thúc đẩy mô cây và bản thân vi sinh vật hình thành ethylene.

Các hoá chất tiệt trùng nước như:

- Natri hypochlorite: giải phóng chlorine là một chất ôxy hoá mạnh, nồng độ 0.005% (1lít 10% trong 2000l nước), sử dụng trong bảo quản đồng tiền. Nhược điểm là có thể gây nên những điểm nâu trên cành, không tồn lưu lâu=> nước phải thay 1 tuần/lần.

- Sulphate nhôm: nồng độ sử dụng 0.8-1.0g/l nước. Ít hiệu quả hơn hypochlorite nên phải thay nước 3-4 ngày/lần.

- Những sản phẩm thương mại gồm có Dutch Rosal, Water Chrysal VB….

Tia cực tím (UV) sử dụng để tiệt trùng nước là phương pháp phát triển ở Hà Lan. Có thể hoạt động tự động bao gồm: đèn cực tím, bơm nước, lọc, van 5 chiều, sản xuất 2m3/giờ, nước được lọc trước khi chiếu tia cực tím.

1.9 Bảo quản hoa trong khí quyển kiểm soát (CA)

Bảo quản hoa trong môi trường chứa hàm lượng chính xác các chất khí CO2 và O2. Thông thường tăng khí CO2 trong khi giảm khí O. Mục đích nhằm ngăn ngừa sự hô hấp, giảm sự hao hụt chất dự trữ, giảm sự hình thành và tác động của ethylene, làm chậm các quá trình trao đổi chất gây nên sự hoá già của hoa.

Một phòng bảo quản lạnh CA gồm:

- Phòng lạnh kín khí được trang bị hệ thống làm lạnh và hệ thống kiểm soát hàm lượng chất khí.

- Hệ thống điều hoà hàm lượng CO2 gồm hệ thống lọc đặc biệt chứa than hoạt tính, natricarbonat kiềm, vôi bột, lọc phân tử (molecular sieve), hoặc nước.

- Hệ thống điều hoà hàm lượng O2 gồm máy đốt cháy ôxy trong không khí.

Hệ thống này đắt tiền hơn bảo quản lạnh, thường áp dụng trong bảo quản trái cây.

Bảo quản hoa hồng bằng khí quyển kiểm soát (CA) chứa 5 – 30% CO2 ở 3 – 100C trong 10 ngày kéo dài đời sống hoa cắt cành (Thornton, 1930). Tuy nhiên, tùy thuộc vào giống mà thời gian bảo quản thay đổi từ 2 – 7 tuần. Hoa hồng được bảo quản trong môi trường giàu khí CO2 sẽ bị thâm cánh hoa.

Một số kết quả từ bảo quản hoa hồng và cẩm chướng bằng CA:

- Hàm lượng oxy và CO2 phải được kiểm soát chính xác, nồng độ tối ưu của chúng khác nhau phụ thuộc vào loài, giống.

- Phạm vi nồng độ tối ưu rất hẹp. Hoa bị tổn thương và thâm khi hàm lượng CO2 cao hơn 4%, trong khi đó O2 thấp hơn 0.4% gây hô hấp yếm khí và lên men.

- Hoa bị tổn thương do CO2 ở nhiệt độ thấp hơn là ở nhiệt độ cao.

- Bảo quản CA đối với hoa cắt cành, đặc biệt là cẩm chướng không hiệu quả kinh tế bằng bảo quản lạnh thông thường.

Bảo quản hoa trong khí nitơ cũng đã được nghiên cứu. Bảo quản hoa thủy tiên (Narcissus) trong 100% nitơ, 14 – 15 ngày ở  40C. Tăng thời gian cắm hoa 80 – 100%.

Tóm lại, các thí nghiệm về bảo quản hoa bằng CA vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Số liệu cho thấy ứng dụng CA trong ngành bảo quản hoa vẫn còn phải nghiên cứu thêm. Phải xác định chính xác nồng độ khí, độ ẩm và nhiệt độ bảo quản tối ưu. Giá thành cao và bất tiện trong khi chuẩn bị nhiều loại hoa khác nhau trong cùng một phòng CA. Nên khó chấp nhận trong công nghệ bảo quản hoa.

Bảng 5. Bảo quản 1 số loài hoa cắt cành trong môi trường CA

Loại hoa

Thành phần không khí

Nhiệt độ bảo quản (0C)

Thời gian bảo quản (ngày)

CO2 (%)

O2 (%)

Cẩm chướng

Lan nam phi

Lay ơn

Lily

Mimosa

Thủy tiên vàng

Hoa hồng

Tulip

5

10

5

10-20

0

100% Nitơ

5-10

5

1-3

21

1-3

21

7-8

100% Nitơ

1-3

21

0-1

1-2

1.5

1.0

6-8

4

0

1

30

21

21

21

10

25

20-30

10

1.10 Bảo quản hoa ở áp suất thấp (LPS) 

Bảo quản hoa ở áp suất thấp, nhiệt độ thấp và cung cấp không khí chứa độ ẩm cao. Bảo quản tốt nhất khi giảm áp suất 40 – 60 mmHg (53 – 8.0 kPa). Cơ sở lý thuyết dựa trên:

- Các chất khí trong mô tế bào (CO2, ethylene..) được loại bỏ rất nhanh thông qua khí khổng và gian bào dưới điều kiện giảm áp suất.

- Giảm 0.1 atm sẽ tăng 10 lần tốc độ loại bỏ khí, giảm 10 lần hàm lượng của các chất khí trong mô tế bào đồng thời giảm một phần không khí trong phòng.

- Vì vậy, phải thông khí bằng không khí ẩm để tránh làm khô hoa bảo quản.

Ứng dụng

- Thời gian bảo quản lâu có thể là do hàm lượng ôxy thấp trong điều kiện LPS nên làm cho sự hình thành ethylene rất thấp.

- Có cơ hội bảo quản hoa đã nở.

- Bảo quản hoa hồng bằng LPS: Hoa hồng có thể giữ trong điều kiện LPS lâu hơn trong giữ lạnh thông thường (Đan Mạch, 1980). Nụ hoa hồng giống ‘Tanbeede’ và ‘Belinda’ có hai cánh hé nở được gói trong giấy polyethylene tráng kim loại, bảo quản ở áp suất 3.2 kPa (24mmHg), 20C, RH 98% trong 1 tháng. Sau khi bảo quản, hoa vẫn tươi trong 7 ngày. Hoa hồng giống ‘Merko’, ‘Mercedes’ và ‘Sonia’ không cho kết quả tốt. Lá bị tổn thương, đốm và héo (theo các nghiên cứu ở Mỹ, Israel, Hà Lan..).

Tóm lại, LPS không bảo vệ hoa khỏi bị héo. Giá thành cao do phải lắp đặt thiết bị. Cho nên, ít ứng dụng trong thương mại trừ những thiết bị LPS làm lạnh nhanh hoa để vận chuyển đi xa.

1.10 Kiểm soát sâu bệnh

- Bằng hoá chất: rất khó khăn khi bảo quản và có thể gây nguy hiểm. Phải chọn hoa khoẻ mạnh để bảo quản. Nếu cây bị bệnh thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với các nguyên tắc an toàn. Côn trùng, rệp phun thuốc chứa Azodrin, Demeton theo hướng dẫn trên nhãn. Cành hoa có thể được cắm vào dung dịch thuốc bảo vệ thực vật, nhưng một số thuốc có thể gây tổn thương hoa và làm lá bị mất màu.

- Xông hơi: diệt côn trùng bằng methylbromide (3g/m3 trong 1,5 giờ ở 18 – 230C).Có thể áp dụng cho nhiều loại hoa. Tuy nhiên, ở một số loại hoa bị tổn thương do methylbromide nếu xử lý ở nhiệt độ quá cao như thời gian cắm hoa ngắn, lá bị sém, hoa không nở.

- Chiếu xạ với liều 10 – 15 krad. Phụ thuộc vào loài (có loài hoa có thể chịu 50 Krad, có loài chỉ 5 Krad), mùa trong năm, dấu hiệu ảnh hưởng như làm chậm sự phát triển của nụ và hoa. Chiếu xạ làm cho lá và hoa có màu sáng và thời gian cắm hoa ngắn. Phương pháp này ít được sử dụng rộng rãi, dù một số trung tâm đấu giá hoa xử lý cho một số loài.

- Hoa bảo quản còn dễ bị nấm bệnh gây thất thoát khi bảo quản như xuất hiện những điểm xám trên cánh hoa và lá non, phát triển nhanh khi có sự ngưng tụ hơi nước trên lá và hoa, ngay cả ở nhiệt độ thấp như 00C. Phòng ngừa bằng cách nhanh chóng làm lạnh và làm khô hoa sau thu hoạch, nhiệt độ bảo quản ổn định. Hoa được ngâm hoặc phun với thuốc diệt nấm (Rovral, Sumilex, Ronilan…) theo hướng dẫn sử dụng.

1.11 Vệ sinh phòng lạnh và làm sạch không khí:

- Tường và nền phòng lạnh phải được vệ sinh sau mỗi lần bảo quản hoa.

- Ít nhất một lần một năm.

- Bằng nước và chất tẩy rửa để loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc.

- Sau đó, phun với hypochlorite (hoặc thuốc tẩy hoặc chloramine) ở nồng độ 300 ppm.

- Để phòng khô.

- Các giá để đựng xô hoặc chậu dùng để bảo quản ướt nên được vệ sinh thường xuyên với dung dịch chất tẩy rửa hoặc chlorine.

- Sau đó, tráng lại bằng nước và phơi khô.

- Vệ sinh thường xuyên dọn sạch các phần cây thừa.

- Loại bỏ khí ethylene và các mùi khác.

- Không khí được đưa qua thiết bị lọc không khí có 6 – 14 lưới chứa than hoạt tính hoặc qua máy lọc nước.