Thống kê truy cập

3559653
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2899
2899
99298
3559653
Quản lý dich hại

Phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê trong vườn ươm

Triệu chứng đầu tiên là cây chậm phát triển, lá vàng dần sau đó bị rụng, thời gian diễn biến bệnh tùy thuộc vào mật độ của quần thể tuyến trùng gây hại, đỉnh sinh trưởng của cây chậm tăng trưởng, cây thấp lùn còi cọc, bón phân cây không có biểu hiện ăn phân. Bộ rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh, ở đầu rễ tơ bị u sưng hoặc thối từng đoạn. Trường hợp bị nặng thì rễ cọc và rễ ngang bị thể u sưng với kích thước lớn hoặc bị thối đen. Việc chẩn đoán bệnh khó khăn vì có thể lầm với các bệnh thối rễ hay chăm sóc kém hoặc thiếu dinh dưỡng.

Mùa bướm vàng chanh (Catopisilia pomona) tại Đà Lạt

Bướm vàng chanh thuộc họ bướm phấn Pieridae, bộ cánh vẩy Lepidoptera phân bố chủ yếu ở Châu Úc và châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản; Philippine, Malaysia..). Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Viện Bảo vệ thực vật xác định loài bướm vàng chanh đã xuất hiện phổ biến tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đặc biệt tại khu vực Tây nguyên nơi trồng nhiều cây muồng.

Tình hình gây hại của bệnh virus khảm lá sắn tại huyện Đạ Tẻh

Hiện nay bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện và gây hại phổ biến tại nhiều tỉnh như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Bình Phước. Bệnh gây hại trên hầu hết các giống sắn nhưng hại nặng trên giống sắn HL-S11.

Kết quả khảo nghiệm phòng trừ dịch hại chưa có thuốc Bảo vệ thực vật đăng ký trong danh mục năm 2019

Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng, lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng với  hơn 20 chủng loại rau, hoa, 15 chủng loại cây công nghiệp, cây ăn trái; 4 chủng loại cây lương thực lúa, ngô, khoai tây và nhiều loài cây dược liệu, cây đặc sản cũng được phát triển mạnh tại địa phương như artiso, dâu tây, đương quy…Ngành trồng trọt chiếm 83% trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, đóng góp 45% GDP của địa phương.