Tình hình gây hại của bệnh virus khảm lá sắn tại huyện Đạ Tẻh
- Được viết: 09-04-2020 14:33
Tình hình gây hại của bệnh virus khảm lá sắn tại huyện Đạ Tẻh
Tỉnh Lâm Đồng hiện có 524,3ha sắn, trồng tập trung chủ yếu tại 3 huyện Đam Rông, Đạ Tẻh và Cát Tiên; cơ cấu giống sản xuất gồm KM114, KM 94, KM 60, HL-S11, năng suất bình quân 19,7 tấn/ha, sản lượng đạt 10.340 tấn/năm. Từ tháng 10/2018, trên địa bàn xã Đạ Lây, Hương Lâm – huyện Đạ Tẻh phát hiện có 99,5ha/157ha sắn giai đoạn 75 – 90 ngày sau trồng nhiễm bệnh khảm lá virus, tỷ lệ bệnh 1 -3%; mật độ bọ phấn trung bình 0,15 con/m2. Năm 2019 bệnh virus khảm lá sắn tiếp tục lây lan gây hại 87ha/124ha sắn tại Đạ Tẻh (chiếm 70,1%), tỷ lệ hại phổ biến từ 50 - 80% tập trung trên giống HL-S11, KM114. Nguyên nhân bệnh virus khảm lá sắn lây lan và gây hại mạnh trên địa bàn huyện Đạ Tẻh chủ yếu do nông dân trồng sắn có tập quán sử dụng hom giống từ cây trồng vụ trước để canh tác vụ sau là điều kiện thuận lợi để bệnh virus khảm lá sắn lây lan.
Triệu chứng bệnh virus khảm lá sắn và bọ phấn môi giới truyền bệnh
Hiện nay bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện và gây hại phổ biến tại nhiều tỉnh như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Bình Phước. Bệnh gây hại trên hầu hết các giống sắn nhưng hại nặng trên giống sắn HL-S11. Bệnh lây lan qua 2 con đường hom giống lấy từ cây bệnh và bọ phấn trắng chích hút từ cây bệnh lan truyền bệnh sang cây khỏe. Để chủ động phòng chống và giảm thiệt hại do bệnh virus khảm lá sắn thời gian tới, Chi cục Trồng trọt & BVTV lưu ý bà con nông dân trồng sắn cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:
- Không mua giống sắn từ các tỉnh đã được thông báo nhiễm virus khảm lá sắn như Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Phước.
- Tuyệt đối không mua hom giống hoặc lấy giống ở những vùng nhiễm bệnh vụ trước hoặc mua giống không rõ nguồn gốc để trồng nhằm hạn chế sự lây lan nguồn bệnh, không tăng diện tích trồng mới khi không đủ nguồn giống sạch bệnh.
- Không trồng các giống nhiễm bệnh nặng. Giống HLS11 nhiễm bệnh nặng (giống chưa được công nhận, mật độ bọ phấn trắng trên ruộng giống HLS 11 cao hơn nhiều so các giống khác. Lựa chọn một số giống ít nhiễm bệnh như KM 419, KM140 để canh tác.
- Khi phát hiện cây sắn nhiễm bệnh trên đồng ruộng cần nhổ bỏ tiêu hủy sớm và triệt để kết hợp phòng trừ bọ phấn để hạn chế lây lan sang các khu vực lân cận.
+ Tiêu hủy một phần: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả củ), thu gom và đốt.
+ Tiêu hủy toàn bộ ruộng: áp dụng với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt.Các ruộng sắn có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây sắn, tận thu củ còn thân lá phải đem tiêu hủy.
- Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.
- Phòng trừ bọ phấn môi giới truyền bệnh: Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng để diệt trừ bọ phấn trưởng thành. Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn trắng bằng các hoạt chất như Nitenpyram + Pymetrozine (Osago 80WG) hoặc Dinotefuran; Spitoneram, Pymetrozine ... phải phun thuốc trừ bọ phấn trên ruộng sắn nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh để ngăn chặn bọ phấn di chuyển sang nơi khác truyền bệnh. Ngoài ra đối với các diện tích nhiễm bệnh nặng phải tiêu hủy cũng cần phun thuốc trừ bọ phấn trước khi tiêu hủy cây sắn từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn. Chú ý phun khi bọ phấn đang ở giai đoạn ấu trùng sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Vũ Thị Thúy - Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lâm Đồng
Các tin khác
- Phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê trong vườn ươm - 16/04/2020
- Ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư và năng suất điều niên vụ 2016 – 2017 tại 3 huyện phía Nam - 17/02/2017
- Công tác phòng trừ tuyến trùng hại thông 3 lá tại công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương - 03/03/2020
- Kết quả công tác dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại 3 huyện phía Nam - 07/04/2017
- Thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ cây mai dương - 25/11/2020
- Một số nguyên nhân, biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt - 25/11/2020
- Quản lý bệnh héo rũ thông do tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.) gây hại tại Lâm Đồng - 03/09/2019
- Phòng trừ bệnh sưng rễ hại cây rau họ thập tự - 13/05/2016
- Tổ chức ra quân dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại huyện Đạ Huoai - 19/03/2017
- Bệnh do virus gây hại cây chanh dây và biện pháp phòng trừ - 18/12/2020
- Tình hình bọ xít muỗi hại cà phê chè tại Lâm Đồng niên vụ 2020 - 27/04/2020
- Công tác chống dịch rầy nâu, bệnh VL – LXL vụ hè Thu – Mùa năm 2014 - 17/10/2014