Quản lý bệnh héo rũ thông do tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.) gây hại tại Lâm Đồng
- Được viết: 03-09-2019 09:59
Thông 3 lá (Pinus keysia) là cây lâm nghiệp chủ lực tại Lâm Đồng. Hiện nay diện tích rừng trồng thông 3 lá có 40.314,53ha (chiếm tỷ lệ 51,7%) diện tích đất rừng trồng của tỉnh.
Bệnh héo rũ thông 3 lá do tuyến trùng được phát hiện đầu tiên tại Lâm Đồng vào năm 1994. Từ đó đến nay mức độ gây hại và sự lây lan của dịch bệnh đã tăng lên đáng kể. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, năm 1999, diện tích rừng trồng thông 3 lá bị tuyến trùng gây hại với triệu chứng héo vàng rồi chết 1.000ha, tỷ lệ và mức độ hại khác nhau giữa các vùng trong đó các khu vực bị hại nặng gồm Cam Ly (TP Đà Lạt), Klong, Klanh, Đạ Sar (huyện Lạc Dương). Đến năm 2005, thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, diện tích thông 3 lá nhiễm tuyến trùng toàn tỉnh 656,3ha (giảm 343,7ha so với năm 1999), tỷ lệ hại 6 – 15%.
Trước tình hình gia tăng nhanh về diện tích gây hại của bệnh héo rũ thông 3 lá, nhiều đề tài nghiên cứu của các Viện, Trường như Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai, kết quả đến năm 2010, TS Phạm Quang Thu và các nhà khoa học Nhật Bản đã xác định loài tuyến trùng Bursaphelenchus sp. là tác nhân gây héo rũ thông 3 lá trong đó véc tơ truyền bệnh là xén tóc Monochamus alternates.
Từ kết quả nghiên cứu của các Viện, trường về tác nhân gây héo rũ thông 3 lá và quá trình phát triển, lây lan của véc tơ truyền bệnh, các biện pháp phòng trừ tuyến trùng hại thông 3 lá. Năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã triển khai 01 mô hình PTTH tuyến trùng hại thông, kết quả xác định biện pháp lâm sinh chặt đốt, tiêu hủy triệt để cây bị bệnh kết hợp phòng trừ xén tóc truyền bệnh có khả năng hạn chế sự lây lan gây hại của bệnh héo rũ do tuyến trùng. Ngoài ra để đánh giá ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ tuyến trùng bằng thuốc BVTV, trong năm 2016-2017, Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với trường Đại học Chung Nam, Hàn Quốc tiến hành thử nghiệm xử lý thuốc G810 tiêm trực tiếp vào thân cây thông để phòng trừ bệnh héo rũ thông 3 lá tại Ban Quản lý Rừng hồ Tuyền Lâm, và Ban quản lý rừng Dran, Đơn Dương. Kết quả tỷ lệ cây chết do tuyến trùng có giảm hơn nhưng khác biệt chưa rõ ràng so với đối chứng.
Hình ảnh: Chi cục TT & BVTV phối hợp Đại học Chung Nam Hàn Quốc thử nghiệm xử lý
chế phẩm G810 phòng trừ tuyến trùng thông 3 lá
Hiện nay diện tích thông 3 lá nhiễm tuyến trùng đã giảm đáng kể so với 10 năm trước đây. Thống kê của Chi cục năm 2018 toàn tỉnh chỉ còn 92ha nhiễm bệnh tại BQLR Hồ tuyền Lâm, BQL rừng Dran. Mặc dù diện tích nhiễm tuyến trùng không còn gia tăng, nhưng tại một số khu vực bị hại nặng, do chỉ áp dụng biện pháp lâm sinh (chặt đốt cây bệnh); công tác điều tra phát hiện và phòng trừ xén tóc môi giới truyền bệnh chưa được chú trọng nên hiệu quả phòng trừ thấp.
Để quản lý tốt bệnh héo rũ thông do tuyến trùng gây hại, các đơn vị chủ rừng cần thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ tổng hợp sau:
- Biện pháp lâm sinh
- Chặt và thu gom toàn bộ cây bị chết, và những cây có triệu chứng nhiễm bệnh (lá chuyển vàng, ngọn héo rủ, thân gốc có hiện tượng xì mủ) dọn ra chỗ trống để đốt diệt sâu non xén tóc M. alternatus và tuyến trùng Bursaphelenchus sp.Việc xử lý bệnh héo rủ thông 3 lá cần tiến hành vào tháng 3 trước thời điểm vũ hóa của xén tóc.
- Tuyệt đối không tận dụng cây thông nhiễm xén tóc và tuyến trùng làm củi đun và nhiên liệu chất đốt.
- Hạn chế làm cây tổn thương cơ giới trong quá trình phát dọn thực bì tạo điều kiện cho xén tóc gây hại lan truyền bệnh héo rũ do tuyến trùng.
- Rừng trong giai đoạn tỉa thưa, thực hiện tốt việc tỉa thưa đảm bảo mật độ, khoảng cách để rừng sinh trưởng tốt, lá dày, cứng hạn chế xén tóc gây hại
- Biện pháp bẫy bả
Thường xuyên điều tra, theo dõi phát hiện sớm thời điểm trưởng thành xén tóc vũ hóa (từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10 hàng năm) sử dụng các khúc gỗ thông tươi làm bẫy dẫn dụ trưởng thành xén tóc M. alternates đến đẻ trứng. Thu gom, tiêu hủy bẫy gỗ để tiêu diệt sâu non xén tóc giảm tuyến trùng gây hại.
Phạm Thị Hòa
Các tin khác
- Kết quả công tác dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại 3 huyện phía Nam - 07/04/2017
- Bệnh do virus gây hại cây chanh dây và biện pháp phòng trừ - 18/12/2020
- Một số nguyên nhân, biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt - 25/11/2020
- Thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ cây mai dương - 25/11/2020
- Phòng trừ bệnh sưng rễ hại cây rau họ thập tự - 13/05/2016
- Tình hình gây hại của bệnh virus khảm lá sắn tại huyện Đạ Tẻh - 09/04/2020
- Tình hình bọ xít muỗi hại cà phê chè tại Lâm Đồng niên vụ 2020 - 27/04/2020
- Công tác phòng trừ tuyến trùng hại thông 3 lá tại công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương - 03/03/2020
- Tổ chức ra quân dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại huyện Đạ Huoai - 19/03/2017
- Công tác chống dịch rầy nâu, bệnh VL – LXL vụ hè Thu – Mùa năm 2014 - 17/10/2014
- Phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê trong vườn ươm - 16/04/2020
- Ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư và năng suất điều niên vụ 2016 – 2017 tại 3 huyện phía Nam - 17/02/2017