Thống kê truy cập

4346913
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
840
18173
54506
4346913

Quản lý bệnh virus gây hại cà chua tại Lâm Đồng

Virus hại cà chua là dịch hại nguy hiểm, khó kiểm soát ảnh hưởng lớn đến sản xuất cà chua của tỉnh Lâm Đồng từ cuối 2016 đến nay. Để hỗ trợ nông dân phòng chống, Chi cục Trồng trọt & BVTV đã nghiên cứu triển khai các khảo nghiệm mô hình về giống kháng bệnh, mô hình quản lý môi giới truyền bệnh bọ trĩ, bọ phấn, sử dụng các chất kích kháng tăng khả năng chống chịu bệnh kết hợp tăng cường quản lý, kiểm tra việc cung ứng giống cà chua khỏe, sạch bệnh. Bên cạnh đó hỗ trợ xây dựng 2 vườn ươm giống cà chua đạt tiêu chuẩn hiện đại hóa để quản lý bệnh virus, cung ứng cây giống đạt chất lượng cho nông dân.

Với nhiều giải pháp được triển khai kết hợp công tác tập huấn thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng chống virus hại cà chua cho 800 lượt nông dân, cấp phát 10.000 tờ rơi hướng dẫn quy trình PTTH bệnh virus ở vườn ươm và vườn trồng,  kết quả năm 2019 diện tích nhiễm bệnh virus đã giảm đáng kể so với năm 2017, 2018. Hiện nay, chỉ còn 85,5ha cà chua nhiễm bệnh tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng, tỷ lệ hại phổ biến từ 10 – 20% (giảm 70% so với thời điểm 2018).              

Giải pháp được nông dân ứng dụng phổ biến ngăn ngừa lây lan dịch virus là trồng cà chua trong nhà lưới; ngoài ra tại các vùng nhiễm nặng nông dân đã chuyển đổi một số diện tích cà chua sang trồng các cây ít nhiễm như rau họ thập tự (cải bắp, cải thảo), đậu leo, xà lách…Mặt khác chủ động quản lý côn trùng chích hút (bọ trĩ, bọ phấn) sớm ngay từ khi mới trồng bằng các biện pháp sử dụng bẫy dính kết hợp sử dụng các loại thuốc BVTV theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV.

    

                          Hình ảnh: Chuyên gia khảo sát tình hình virus hại cà chua và các mô hình quản lý virus ở vườn ươm và vườn trồng

Mặc dù diện tích cà chua nhiễm virus đã giảm so với các năm trước, nhưng do đặc thù sản xuất cà chua tập trung quanh năm trong điều kiện thời tiết khí hậu hiện nay thay đổi thất thường vì vậy dịch virus vẫn còn nguy cơ cao diễn biến phức tạp. Vì vậy để hạn chế thấp nhất thiệt hại do virus trên cà chua cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Giống: Sử dụng cây giống cà chua khỏe, sạch bệnh virus từ các vườn ươm có áp dụng các biện pháp quản lý bệnh virus, đã thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống xuất vườn.

- Luân canh cà chua với rau họ thập tự, họ đậu ít nhất 2 – 3 vụ ở các vùng nhiễm nặng. Không trồng cây họ cà (cà tím, cà pháo, ớt) tại các vùng cà chua nhiễm nặng virus.

- Trồng cà chua trong nhà kính, nhà lưới kín, sử dụng lưới chắn côn trùng 40-50mesh, bố trí cửa ra vào 2 lớp.

- Thường xuyên vệ sinh vườn, nhổ bỏ và thu gom sớm cây nhiễm bệnh, làm sạch cỏ dại xung quanh vườn hạn chế nơi trú ẩn của bọ phấn lan truyền virus.                                                                                                                                                                 

- Sử dụng bẫy xanh, bẫy vàng để theo dõi và phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn. Nếu mật độ >30con/bẫy/tuần phải sử dụng thuốc BVTV để kiểm soát bọ trĩ, bọ phấn.

- Luân phiên sử dụng các hoạt chất Abamectin; Spinetoram; Diafenthiuron; Lufenuron; Dinotefuran; Citrus oil ; Galic juice; Chlorfluazuron + Dinotefuran,  Thiaclorid + Isoprocard, Matrine; Spirotetramat để phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn

- Sử dụng các hoạt chất kích kháng khả năng chống chịu virus ngay khi trồng như Cytosinpeptidemycin (Sat 4SL), Ningnanmycin (Ditacin 8 SL, Somec 2SL)  (phun 5 - 7 ngày/lần).

Phan Thị Nhung