Bệnh héo rũ (TSWV) gây hại trên hoa cát tường tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ
- Được viết: 02-04-2018 16:26
Bệnh héo rũ (TSWV) gây hại trên hoa cát tường tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ
Hoa cát tường (Eustoma russellianum) là loài hoa có giá trị kinh tế cao, ước khoảng 150- 180 triệu đồng/1000 m2. Hoa cát tường được trồng chủ yếu tại thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương và rải rác tại các huyện Đơn Dương và Đức Trọng, với diện tích canh tác hàng năm từ 100 -150 ha. Tại thành phố Đà Lạt, hoa được trồng tập trung tại các phường 5, 7, 8, 11, 12 và Xuân Thọ. Các giống phổ biến được canh tác bao gồm trắng, vàng, hồng, tím và xanh.
Thời gian qua, theo phản ánh của nông dân tại phường 11 một số diện tích hoa cát tường bị chết không rõ nguyên nhân. Ngày 26/2/2018 Chi Cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lâm Đồng đã cử cán bộ kiểm tra, lấy mẫu và xác minh tác nhân gây bệnh do vi rút đốm héo cà chua TSWV (Tomato spotted witting virus). Đây là một loại virust gây hại nghiêm trọng trên cây hoa cúc, xá lách.
Để bà con nông dân nhận biết và chủ động áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh do vi rút TSWV, Chi cục hướng dẫn các biện pháp như sau:
Triệu chứng gây hại: cây bị bệnh có biểu hiện lá khảm, nhăn nheo, thân cây khô héo dần chuyển sang màu nâu. Bệnh nặng toàn bộ thân cây héo rũ, cây kém phát triển. Cây chết rải rác theo đám.
Theo thống kê của trung tâm nông nghiệp thành phố Đà Lạt, có 7 ha hoa cát tường bị nhiễm bệnh TSWV. Tỷ lệ bị hại là 22- 30%. Hoa cát tường màu tím có tỷ lệ nhiễm nặng (>20%), màu hồng và trắng có tỷ lệ nhiễm nhẹ (từ 5-10%).
Nguyên nhân lây lan: vi rút TWSV lây lan qua môi giới là bọ trĩ (Frankliniela occidentalis).Bọ trĩ chích hút vào lá, hoa và các bộ phận non của cây trồng đồng thời gây truyền vi rút. Triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi vi rút lây truyền sang cây từ 7- 20 ngày. Bọ trĩ đẻ trứng vào tế bào cây. Tùy thuộc nhiệt độ và cây chủ, sâu non nở sau 2-3 ngày.
Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp canh tác: dọn vệ sinh đồng ruộng và cỏ dại tránh nơi trú ngụ của côn trùng và bọ trĩ, sử dụng cây giống khỏe sạch bệnh, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm triệu chứng bệnh để nhổ bỏ và tiêu hủy.
- Biện pháp vật lý: sử dụng 1000 bẫy vàng kích thước (25 cmx 10cm)/ha bắt dính bọ trĩ, Đối với nhà kính, nhà lưới cần sử dụng cửa ra vào 2 lớp và thông gió để hạn chế mật độ bọ trĩ.
- Biện pháp sinh học: thả thiên địch của bọ trĩ như Transeius montdorensis, Orius armatus,Mallada signata và Neoseiulus cucumeris
Một số hình ảnh cây hoa cát tường bị nhiễm bệnh vi rut
Hình 1: Hoa cát tường bị nhiễm vi rút (triệu chứng ngòai đồng ruộng)
Hình 2: Triệu chứng cây hoa cát tường và kết quả dương tính với test nhanh virus TSWV
Phạm Thị Hòa - Trạm Kiểm dịch và Kiểm định thực vật
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/3/2023 – 02/4/2023 - 29/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 29/8/2022 - 04/9/2022 - 31/08/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/11/2022 – 13/11/2022 - 14/11/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 28 (Từ ngày 08/7/2024 – 14/7/2024) - 11/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 14/8/2023 – 20/8/2023 - 17/08/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 12/6/2023 – 18/6/2023 - 16/06/2023
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 32 (Từ ngày 05/8/2024 – 11/8/2024) - 08/08/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/4/2023 – 16/4/2023 - 13/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/4/2023 – 23/4/2023 - 20/04/2023
- Ứng dụng trạm giám sát côn trùng thông minh trong quản lý sâu bệnh gây hại trên cây lúa - 22/06/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 11/9/2023 – 17/9/2023 - 14/09/2023
- Tăng cường kiểm tra, theo dõi, phòng trừ sâu ăn lá hại cây dây tằm - 26/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 23/10/2023 – 29/10/2023 - 26/10/2023
- Tập huấn về phương pháp điều tra sinh vật gây hại trên cây trồng năm 2024 - 08/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 15/5/2023 – 21/5/2023 - 18/05/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 08/01/2024 – 14/01/2024 - 11/01/2024
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 30 (Từ ngày 22/7/2024 – 28/7/2024) - 26/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/10/2022 – 23/10/2022 - 20/10/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24/4/2023 – 30/4/2023 - 27/04/2023
- Bệnh mốc xám hại cây phúc bồn tử và biện pháp phòng trừ - 11/07/2023