Hội thảo tổng kết mô hình Phòng trừ tổng hợp bệnh virus sọc thân (TSWV) hại hoa cúc tại Đà Lạt
- Được viết: 02-12-2019 08:56
Tham dự Hội thảo có đại diện Trung tâm Nông nghiệp thành phố Đà Lạt; Hội nông dân phường 12 và 31 nông dân canh tác hoa cúc trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Mô hình PTTH bệnh virus sọc thân hoa cúc được triển khai tại Thái Phiên – phường 12 – thành phố Đà Lạt từ tháng 8 – tháng 11/2019, (quy mô 2.000m2). Mô hình sử dụng 2 giống (cúc đóa mới cánh dài và AT) kết hợp dùng lưới chắn côn trùng (50mesh) để gia cố nhà kính ngăn bọ trĩ, cây giống hoa cúc mua từ cơ sở có công bố tiêu chuẩn, chất lượng cây giống xuất vườn. Bên cạnh đó vườn mô hình áp dụng biện pháp quản lý bọ trĩ ngay từ khi trồng (xử lý nhà kính, đất trồng), đồng thời treo bẫy xanh, bẫy vàng để theo dõi mật số bọ trĩ (suốt vụ sử dụng 7 lần thuốc BVTV để phòng trừ bọ trĩ tập trung ở giai đoạn <60 ngày sau trồng bằng các loại thuốc như Radiant 60SC, DupontTM Benevia 100OD, Oshin 20WP và Director 70EC…). Ngoài ra, mô hình sử dụng thuốc kích kháng SAT 4SL (Cytosinpeptidemycyn), liều lượng 0,5L/ha phun 10 lần/vụ (định kỳ 7 ngày/lần từ trồng đến 70 ngày sau trồng) để tăng khả năng chống chịu bệnh virus.
Hình ảnh: Hội thảo tổng kết mô hình PTTH bệnh virus hại hoa cúc
Kết quả ở thời điểm 90 ngày sau trồng, vườn mô hình có tỷ lệ cây nhiễm virus 5,8%, với giá bán trung bình 2.500đ/cành, lợi nhuận của vườn mô hình đạt 90,7 triệu đồng/1000m2/vụ (cao hơn 6,7 triệu đồng so với vườn nông dân).
Tham quan mô hình các đại biểu tham dự hội thảo đều đánh giá việc áp dụng quy trình quản lý tổng hợp bệnh virus từ sử dụng cây giống khỏe, sạch bệnh đến các biện pháp canh tác, chăm sóc, bón phân, quản lý bọ trĩ ngay từ khi trồng bằng lưới chắn côn trùng, thuốc BVTV đặc trị kết hợp sử dụng các loại thuốc kích kháng khả năng chống chịu sẽ giảm tỷ lệ gây hại của bệnh virus trên đồng ruộng. Kết quả mô hình là cơ sở để bà con nông dân học hỏi, ứng dụng vào sản xuất.
Phan Thị Nhung
Các tin khác
- Hội nghị Các giải pháp tăng cường công tác quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2013 - 22/12/2013
- Hội thảo Phát triển sản xuất, chế biến và kết nối tiêu thụ dược liệu tỉnh Lâm Đồng - 29/12/2023
- Lâm Đồng và Hà Nam hợp tác nông nghiệp CNC giai đoạn 2015–2020 - 18/08/2015
- Lại đổ xô trồng chanh dây - 25/06/2014
- Để đạt tốc độ tăng trưởng trồng trọt 5,5%/năm - 29/08/2024
- Kế hoạch ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2023 lĩnh vực Trồng trọt và BVTV - 08/08/2022
- Tập huấn điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây nông nghiệp năm 2019 - 02/12/2019
- Khóa đào tạo giảng viên IPM (TOT-IPM) trên cây lúa - 06/10/2020
- Bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Lạc Dương trong những ngày đầu năm 2019 - 14/01/2019
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa, invitro đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 14/10/2019
- Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, về việc Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT. - 08/03/2018
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022” - 19/08/2022
- Bàn giao nhà mái ấm Syngenta - 15/01/2019
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên chè tại thành phố Bảo Lộc - 16/09/2018
- Bội thu cam VietGAP - 18/11/2019
- Thực trạng ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản hoa Cúc cắt cành - 25/10/2019
- Tập huấn Kiểm định giống và phương pháp lây mẫu hạt giống cây ngắn ngày - 04/11/2019
- Phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm - 04/02/2020
- Tình hình sản xuất hoa lan Hồ điệp tại công ty TNHH TM & DV Trường Hoàng - 02/10/2019
- Làm nhà kính trồng cây sung ngọt - 20/05/2024