Nhóm thuốc thảo mộc Saponin phòng trừ sâu gây hại cây trồng
- Được viết: 26-11-2020 11:24
Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc là thuốc có hoạt chất thu được từ tự nhiên bao gồm cây, cỏ, kể cả tinh dầu. Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ thảo mộc ít độc hơn đối với người, gia súc và không ảnh hưởng tới các loài có ích như chim, cá và các thiên địch, tính chọn lọc và hiệu lực sinh học cao , phân hủy sinh học nhanh, ít để lại dư lượng trong môi trường và nông sản nên thuốc rất thân thiện với môi trường… do đó thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước tiên tiến.
Ở Việt Nam hiện nay các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc được đăng ký với hơn 170 tên thương mại khác nhau, chủ yếu từ 4 loại hoạt chất chính là Matrine, Azadirachtin, Rotenone và Saponin.
Hoạt chất saponin được chiết xuất từ cây bồ kết, chè, sở… Saponin có tác dụng vị độc, ức chế hô hấp và tiêu hóa đối với động vật. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 46 loại thuốc thương phẩm chứa hoạt chất Saponin gồm: 37 thuốc thương phẩm hoạt chất Saponin (Map lisa 230SL, Abuna 15GR, Anponin 150SB, 150WP; Dibonin super 15WP; O.C annong 150 WP…) và 09 thuốc thương phẩm hỗn hợp chứa hoạt chất Saponin ( Dibarote 5 WP, 5SL, 5GR; Rinup 50 EC, 50WP; Vironone 2 EC…) để phòng trừ ốc bưu vàng /lúa; sâu xanh da láng, sâu xanh, sâu tơ, rầy/ cải xanh, cải bắp; rầy chổng cánh, nhện đỏ/ bầu bí, dưa hấu, dưa chuột, cam, quýt; rệp muội, nhện đỏ/ nho...
Phạm Ngọc Toản
Các tin khác
- THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2017/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA - 15/03/2019
- Trình tự, thủ tục cấp quyết định lưu hành giống cây trồng; tự công bố lưu hành giống cây trồng - 24/05/2021
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật trên điện thoại di động - 17/07/2019
- Hồ sơ thủ tục nhập khẩu phân bón - 30/11/2017
- Sản xuất phân bón bằng công nghệ tháp cao - 04/06/2019
- Tập huấn Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - 17/06/2019
- Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về thuốc Bảo vệ thực vật năm 2019 - 22/03/2019
- Danh sách các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTVkhông tham gia lớp tập huấn văn bản pháp luật mới về phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng năm 2019 - 31/05/2019
- Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2021 - 25/11/2021
- Thông báo Vv mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về thuốc BVTV năm 2023 - 07/04/2023
- Danh sách các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận phân bón đã được chỉ định còn hiệu lực - 27/11/2017
- DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ SXKD GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 10/07/2019
- Một số sản phẩm phân bón dùng trong tưới nhỏ giọt phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - 06/12/2019
- Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - 01/12/2020
- Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2020 - 07/12/2020
- Thông báo tổ chức lớp Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, thuốc BVTV năm 2019 - 28/02/2019
- Một số yếu tố hạn chế trong phân bón - 01/12/2020
- Hoạt chất Chitosan – Thuốc trừ bệnh nhóm độc IV - 11/12/2019
- Thông báo mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn (BDCM) về phân bón năm 2024 - 30/05/2024
- Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về phân bón năm 2019 - 22/03/2019