Thống kê truy cập

4601346
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1916
18973
96305
4601346

Sản xuất phân bón bằng công nghệ tháp cao

Theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước đã chỉ ra hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay mới chỉ đạt 40 - 45% với phân đạm, 25 - 30% với phân lân và khoảng 55 - 60% với phân kali. Hiệu suất sử dụng các loại phân bón nói chung trung bình khoảng 45 - 50%. Như vậy, lượng phân bón bị thất thoát hoặc bị cố định trong đất ở dạng cây trồng không sử dụng được khoảng 50 - 55%. Lượng phân bón thất thoát gây ra những thiệt hại về kinh tế và tác động xấu đến môi trường đất, nước. 

Hàng năm nước ta tiêu thụ gần 10 triệu tấn phân bón hóa học các loại. Và mất đi khoảng 5 triệu tấn phân bón thất thoát cây trồng không sử dụng, giá trị ước tính tương đương 40 nghìn tỷ đồng.

Do đó, việc nghiên cứu sản xuất các loại phân bón thế hệ mới theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng, hạ giá thành, giảm thiểu tác động đến môi trường, có khả năng tái tạo, đảm bảo ATVSTP và phát triển bền vững được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Bên cạnh các loại phân bón nano, phân bón nhả chậm, nhả thông minh; phân bón hóa lỏng, phân bón sinh học, hữu cơ, vi sinh vật… thì phân bón chức năng chuyên dùng cho từng loại cây, loại đất, từng thời kỳ sinh trưởng cũng được coi như một loại phân bón thế hệ mới góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong trồng trọt, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Một trong số công nghệ sản xuất phân bón đáp ứng được như cầu sử dụng phân bón hiện nay là “Công nghệ sản xuất phân bón bằng tháp cao”.

Sản xuất phân bón NPK chất lượng cao bằng công nghệ tạo hạt dạng tháp cao đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng, bởi nhiều ưu điểm như tạo ra được sản phẩm có hình thức tròn, bóng đẹp, đồng đều, có hàm lượng dinh dưỡng cao (đặc biệt là đạm) giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhân công. Hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm có độ ổn định rất cao, chất lượng ổn định, giảm thiểu lượng khí phát thải cũng như ít tác động xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất. Sử dụng công nghệ này có thể cho phép sản xuất ra nhiều loại phân bón khoáng hỗn hợp kỹ thuật cao, có thành phần và tỷ lệ đa dạng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại cây trồng chủ lực ở các giai đoạn sinh trưởng và điều kiện canh tác khác nhau. Nhưng nhược điểm của các dòng sản phẩm này phụ thuộc vào công nghệ và nguyên liệu, vì vậy hạn chế cho việc đa dạng hóa các công thức sản phẩm. Không thể sản xuất các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp, giá thành sản phẩm cao.

  1. Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón bằng công nghệ tháp cao công suất 300.000 tấn/năm:

Chiều cao tháp: 128m; Đường kính tháp: 16m

  1. Cơ cấu định lượng nguyên liệu,
  2. Máy trộn liệu,
  3. Băng tải,
  4. Gầu tải nguyên liệu,
  5. Vít tải dẫn  liệu,
  6. Thùng hóa phản ứng (hóa lỏng),
  7. Lớp vỏ chứa chất dẫn nhiệt bảo ôn,
  8. Cửa nạp liệu,
  9. Mô tơ cánh khuấy,
  10. Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ,
  11. Máy tạo hạt ly tâm (van phun liệu hóa lỏng),
  12. Quạt hút gió,
  13. Khoảng trống của tháp cao (vùng rơi tự do của hạt),
  14. Sàng vòng,
  15. Gầu tải thành phẩm,
  16. Bunke chứa thành phẩm

2. Mô tả quy trình công nghệ sản xuất phân bón tháp cao

Các nguyên liệu gồm: Đạm Urea, MAP, Kali trắng, CaCOdạng bột từ cơ cấu định lượng tự động (1) chuyển xuống máy trộn (2), các nguyên liệu sau khi được trộn đều được vận chuyển trên cơ cấu dẫn liệu (3), (4), (5) và nạp vào thùng phản ứng (6), tại đây các nguyên liệu được đun nóng và duy trì ổn định ở nhiệt độ nhất định, nguyên liệu chính là Urea nóng chảy hòa trộn với các nguyên liệu khác thành một khối dung dịch gần như đồng nhất.

Bộ khuấy đánh tơi nguyên liệu trong thùng phản ứng

Sau khi khối dung dịch có độ đồng đều nhất định sẽ được xả xuống máy tạo hạt ly tâm (11), các hạt dung dịch được bắn ra được rơi tự do trong không khí (13), trong hệ thống tháp được thổi một luồng gió lạnh với tốc độ cực mạnh từ dưới lên nhằm giảm tốc độ rơi của hạt và cũng làm cho hạt khô hơn, các hạt khô và tròn dần được rơi xuống chân tháp và được thu hồi, sàng phân loại (14), các hạt không đạt yêu cầu và kích thước được tuần hoàn trở lại, các hạt đạt yêu cầu được chuyển đến hệ thống đóng bao thành phẩm.

Hệ thống phun nhiên liệu trên đỉnh tháp

                                        

Một số sản phẩm phân bón sản xuất bằng công nghệ tháp cao

                                                                                                                                                                Nguyễn Lệnh Đổng

Các tin khác