Nấm ký sinh Trichoderma trừ bệnh cây trồng
- Được viết: 04-06-2021 07:24
Trichoderma spp. là một loài nấm đất, phát triển nhiều trên các đất giàu dinh dưỡng và trên tàn dư thực vật, là một loại nấm đối kháng quan trọng đối với nấm bệnh. Khi phát triển, nấm Trichoderma quấn lấy sợi nấm bệnh và tiết ra độc tố, làm nấm bệnh không phát triển được và chết. Ngoài ra, trong quá trình sống, nấm Trichoderma còn giúp phân hủy các xác hữu cơ nhanh chóng hơn, làm tăng chất dinh dưỡng dễ hấp thụ cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Các chủng nấm được dùng làm thuốc trừ bệnh cây trồng gồm có: Trichoderma harzianum, Trichoderma asperellum, Trichoderma virens J.Miller, Giddens & Foster, Trichoderma virens Pers, Trichoderma atroviride Karsten, Trichoderma konigii Trichoderma hamatum (Bon.) Bainer Trichoderma sperellum.
Trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 12 tên thương phẩm chứa các chủng Trichoderma spp (Vi - ĐK 109 bào tử/g; Biobus 1.00 WP, Tiên tiến 5 WP, TRICÔ-ĐHCT 108 bào tử/g, Zianum 1.00WP, NLU-Tri,...) và 01 tên phương phẩm dạng hỗn hợp (SH-Lifu (SH-BV1)). Dùng để phòng trừ các loại bệnh thối gốc, thối hạch, lở cổ rễ/ bắp cải; héo vàng, lở cổ rễ, mốc sương/ cà chua, khoai tây; thối nhũn, đốm lá/ hành; thán thư/ xoài; xì mủ/ sầu riêng; rỉ sắt, nấm hồng, thối gốc rễ, lở cổ rễ/ cà phê; chấm xám, thối búp/ chè; chết nhanh, thối gốc rễ/ hồ tiêu.
Lưu ý : Đối với các sản phẩm thuốc trừ bệnh có chứa nấm ký sinh Trichoderma không pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác khi sử dụng.
Trương Bảo Dương
Các tin khác
- Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về phân bón năm 2019 - 22/03/2019
- Một số sản phẩm phân bón dùng trong tưới nhỏ giọt phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - 06/12/2019
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật trên điện thoại di động - 17/07/2019
- Thông báo Vv mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về thuốc BVTV năm 2023 - 07/04/2023
- Hoạt chất Chitosan – Thuốc trừ bệnh nhóm độc IV - 11/12/2019
- Ghi nhãn giống cây trồng - 19/11/2020
- Danh sách các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận phân bón đã được chỉ định còn hiệu lực - 27/11/2017
- Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - 01/12/2020
- Một số yếu tố hạn chế trong phân bón - 01/12/2020
- Thông báo tổ chức lớp Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, thuốc BVTV năm 2019 - 28/02/2019
- Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về thuốc Bảo vệ thực vật năm 2019 - 22/03/2019
- Hồ sơ thủ tục nhập khẩu phân bón - 30/11/2017
- Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2020 - 07/12/2020
- THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2017/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA - 15/03/2019
- Tập huấn Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - 17/06/2019
- Thông báo mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn (BDCM) về phân bón năm 2024 - 30/05/2024
- Công tác hội thảo, quảng cáo phân bón, giống cây trồng và thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019 - 06/01/2020
- Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2021 - 25/11/2021
- Hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón - 30/11/2017
- Nhóm thuốc thảo mộc Saponin phòng trừ sâu gây hại cây trồng - 26/11/2020