Thống kê truy cập

3454598
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1234
14844
106097
3454598

Thông báo tình hình sâu bệnh hại tháng 5 năm 2013

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        Số: 36 /TB - BVTV                              Lâm Đồng, ngày 14 tháng 6 năm 2013

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại rừng trồng tháng 5 năm 2013

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT:

Trong tháng 5 năm 2013, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu chịu ảnh hưởng của rìa phía Đông Nam vùng áp thấp phía Tây mở rộng dần sang phía Đông, kết hợp với đới gió Tây Nam có cường độ yếu. Thời tiết chủ yếu mây thay đổi đến nhiều mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông rải rác đến nhiều nơi, có nơi có mưa vừa. Gió Tây đến Tây Nam cấp 2. Lượng mưa các nơi phổ biến đạt xấp xỉ thấp so với trung bình nhiều năm cùng kỳ.

Khu vực phía Đông và phía Nam: Lượng mưa phổ biến từ 160,0 – 23,0 mm; nhiệt độ trung bình 23,8 – 24,7 0C; độ ẩm không khí trung bình 80 – 83 %.

Khu vực phía Bắc và thành phố Đà Lạt: Lượng mưa phổ biến từ 150,0 - 200,0 mm; nhiệt độ trung bình 19,3 – 20,3 0C; độ ẩm không khí trung bình 83 – 84 %.

II. VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DỰ TÍNH DỰ BÁO.

- Loài cây điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trên rừng trồng: thông 3 lá và keo.

- Số đơn vị điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại trên toàn tỉnh: 27 đơn vị.

Các đơn vị chưa báo cáo tình hình sâu bệnh hại rừng rồng trong tháng 4/2013 gồm 07 đơn vị: Xí Nghiệp NLG Lâm Đồng, Ban QLR PH Sêrêpok, Ban QLR Lán Tranh, Ban QLR PH Tà Năng, BQL KDL Hồ Tuyền Lâm, Công ty TNHH MTV LN Bảo Lâm, vườn Quốc gia Biduop – Núi Bà.

III. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI RỪNG TRỒNG:

1. Rừng trồng thông 3 lá: (Tổng diện tích 48.000 ha)

- Vòi voi (Pissodes appoximatus Hopk): gây hại trên diện tích 38,3 ha tại Ban QLRPH Tà Nung, tỷ lệ cây hại phổ biến từ 3 – 16 %.

- Sâu đục nõn (Rhyacionia cristata Wals): gây hại nhẹ trên diện tích 18,3 ha tại Công ty TNHH MTV LN Di Linh, tỷ lệ ngọn hại phổ biến từ 7 – 10 %.

- Tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.): gây hại trên diện tích 53,55 ha tại Ban QLR PH Tà Nung, Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Năng, Công ty TNHH MTV LN Bảo Thuận. Tỷ lệ cây bị hại phổ biến 3 - 7 %, trong đó diện tích 4,7 ha tại Công ty TNHH MTV LN Bảo Thuận tỷ lệ cây bị hại nặng 18 % đơn vị đang lập hồ sơ kết hợp trong công tác nuôi dưỡng năm 2013 để xử lý bệnh hại ở diện tích trên.

- Bệnh vàng còi: tiếp tục gây hại trên diện tích 37,8 ha tại Ban QLRPH Tà Nung, tỷ lệ cây hại từ 5 – 10 %, ít biến động so với cùng kỳ tháng trước.

- Bệnh khô ngọn (Fusarium sp.): gây hại nhẹ trên 28 cây trong tổng số 60 cây tại Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Đô Thị Đà Lạt (ven Hồ Xuân Hương), tỷ lệ ngọn hại dưới 5 %. Chi cục Bảo vệ thực vật đang tiến hành xử lý biện pháp lâm sinh phòng trừ  bệnh hại trên.

2. Trên cây keo: (Tổng diện tích 7.600 ha).

- Bệnh nấm hồng, xì mủ: gây hại trên diện tích 154,24 ha tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh, Công ty  TNHH MTV LN Đạ Huoai, Ban QLR Nam Huoai, tỷ lệ cây bị hại trung bình 10 - 15%; cục bộ trên diện tích 13 ha tại  Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc tỉ lệ cây bị hại trên 80 %. Đơn vị đã báo cáo các ban ngành kiểm tra xác minh để xử lý diện tích nhiễm bệnh trên.

- Bệnh bồ hóng: gây hại trên diện tích 23,65 ha tại Ban QLR Phòng hộ Phi Liêng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh, tỷ lệ lá bị hại 10 – 15 %. không biến động so với cùng kỳ tháng trước.

- Bệnh phấn trắng: gây hại nhẹ trên diện tích 10,3 ha tại Ban QLR Phòng hộ Phi Liêng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh, tỷ lệ lá bị hại phổ biến từ 5 - 7 %.

IV. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI:

Thời gian tới thời tiết Lâm Đồng có khả năng chịu ảnh hưởng rìa phía Nam vùng áp thấp phía Tây, kết hợp với các nhiễu động nhiệt đới, với gió Tây Nam hoạt động trung bình. Thời tiết trong các khu vực: Đêm có mưa vài nơi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông rải rác, có nơi có mưa vừa. Gió Tây Nam cấp 2, cấp 3. Lượng mưa các nơi phổ biến đạt xấp xỉ hoặc thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Đề nghị các đơn vị chủ rừng chú ý các đối tượng dịch hại sau:

- Thông 3 lá: chú ý sự phát sinh phát triển của bệnh bồ hóng, bệnh héo rũ do tuyến trùng, bệnh rỉ sắt.

- Cây keo: chú ý sự phát sinh phát triển của các đối tượng dịch hại như câu cấu, sâu ăn lá, bệnh nấm hồng.

- Trên cây cao su: chú ý sự phát sinh, phát triển của bệnh rụng lá Corynespora,  bệnh rụng lá và thối trái, bệnh loét sọc mặt cạo.

Đề nghị các đơn vị chưa báo cáo tình hình sinh vật hại rừng trồng trong tháng 5/2013 báo cáo bổ sung  và thực hiện công tác báo cáo theo đúng qui định.

CHI CỤC TRƯỞNG

 Nơi nhận:                                                                    

- Sở Nông Nghiệp & PTNT (B/c);

- Chi cục Kiểm Lâm;

- Chi cục Lâm Nghiệp;

- Các đơn vị quản lý rừng trong tỉnh;

- Lưu: VT, BVTV.