Thống kê truy cập

4538919
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1044
6511
33878
4538919

Các biện pháp đã thực hiện nhằm giảm thiểu lượng thuốc BVTV sử dụng tại Lâm Đồng

Là tỉnh miền núi thuộc nam Tây Nguyên, Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và một số cây đặc sản mang tính đặc thù của tỉnh. Lâm Đồng hiện có gieo trồng là 343,8 ngàn ha với hơn 40 loại cây công nghiệp, nông nghiệp phát triển quanh năm; trong đó rau, hoa, chè, cà phê là những cây thế mạnh của tỉnh. Cà phê với diện tích 152,6 ngàn ha, sản lượng ước đạt 410 ngàn tấn. Diện tích chè 23,5 ngàn ha, sản lượng 237 ngàn tấn búp tươi. Rau các loại 57 ngàn ha, sản lượng 1,9 triệu tấn. Hoa 7,05 ngàn ha, sản lượng 2.434 triệu cành và một số cây trồng khác như lúa, điều, cao su, dâu tằm…

Do sự chuyên canh và đa dạng chủng loại cây trồng nên thành phần dịch hại diễn biến khá phức tạp. Những năm trước đây, tình hình dịch hại trên các cây trồng chủ lực của tỉnh diễn biến tương đối phức tạp, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ các loại dịch hại ngày càng lớn của người sản xuất, các công ty sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh không ngừng đầu tư, mở rộng thị trường. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010 -  2013, tỉnh Lâm Đồng có khoảng 130 công ty thuốc BVTV có sản phẩm phân phối tại 12 huyện, Tp của Tỉnh với trên 1.000 sản phẩm thuốc BVTV các loại. Song song với việc gia tăng số đơn vị kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn, số lượng quầy hàng buôn bán thuốc BVTV tại Lâm Đồng cũng ngày càng được mở rộng. Năm 2010, toàn Tỉnh Lâm Đồng chỉ có 785 quầy buôn bán thuốc BVTV thì đến năm 2013, số lượng quầy kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn đã tăng lên trên 1084 quầy.

Trong giai đoạn này, hàng năm lượng thuốc BVTV thương phẩm ước tính được nông dân Lâm Đồng sử dụng khoảng 8.000 - 10.000 tấn.

Trước thực trạng trên, từ đầu năm 2014 - nay, Chi cục BVTV đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành các chương trình, dự án thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng thuốc BVTV được sử dụng trong phòng trừ dịch hại rên đồng ruộng, cụ thể:

- Biện pháp về tổ chức sản xuất:

Đã có sự liên kết mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và nông dân sản xuất. Một số sản phẩm chủ lực như cà phê, chè, rau, hoa đã có hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi nhằm tăng năng suất, sản lượng, tăng giá trị và hiệu quả trên đơn vị diện tích. Riêng đối với rau  đã hình thành 25 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, thông qua chuỗi liên kết các cơ sở đã  kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Phối hợp với các các Viện, trường Đại học, các công ty thuốc BVTV thực hiện nhiều khảo nghiệm để xác định các loại thuốc BVTV có hiệu quả phòng trừ một số dịch hại chưa có thuốc đăng ký trong danh mục và kịp thời tham mưu cho Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành các quy trình tạm thời phòng trừ các dịch hại này để kịp thời chỉ đạo sản xuất tại địa phương.

+ Tổ chức các hội thảo giới thiệu, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm sinh học, các sản phẩm có độ độc thấp, thời gian cách ly ngắn cho nông dân sản xuất.

+ Tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, mô hình về phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, chuyển giao KHKT về sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, tập huấn về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả đã giúp người sản xuất thay đổi nhận thức trong sử dụng thuốc BVTV. Qua đó, nông dân đã chú trọng hơn trong việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sản xuất theo quy trình an toàn, VietGAP, giúp giảm bớt số lần phun thuốc BVTV, lượng thuốc BVTV và loại thuốc BVTV.

- Biện pháp quản lý Nhà nước:

+ Tập trung thực hiện thường xuyên công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn đến từng quầy hàng các quy định của pháp luật khi cung ứng thuốc BVTV cho nông dân, qua đó việc chấp hành Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, các quy định của pháp luật về kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV của các đơn vị, cá nhân buôn bán thuốc BVTV tại đại phương đã được nâng lên rõ rệt.

+ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc kinh doanh, khuyến cáo hội thảo, sử dụng thuốc BVTV ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp và môi trường sinh thái.

- Biện pháp về tuyên truyền:

+ Thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đến tận thôn, xóm vùng sản xuất rau, chè, cà phê... để nông dân, các cơ sở sản xuất rau, chè, cà phê...hiểu rõ về việc sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.

+ Công bố các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp đảm bảo yêu cầu, chất lượng cho nông dân vùng sản xuất rau, chè, cây cà phê, lúa biết.

- Ngoài các biện pháp nêu trên thì áp lực dịch hại trên các cây trồng chính của tỉnh: lúa, cà phê, chè, rau, hoa từ năm 2014 đến nay có chiều hướng giảm do tình hình thời tiết diễn biến bất lợi cho dịch hại phát triển. Một số thuốc BVTV thế hệ mới có liều sử dụng rất thấp (thấp hơn từ 10 - 25 lần so với các loại thuốc trước đây nông dân hay sử dụng), như: thuốc trừ cỏ Becano 500SC có liều lượng sử dụng 0,1 - 0,2 lít/ha (ít hơn 20 - 25 lần so với thuốc trừ cỏ thông thường: 2 - 5 lít/ha); thuốc trừ sâu Starrimec 5WDG có liều sử dụng 0,05 kg/ha (ít hơn 10 - 15 lần so với thuốc trừ sâu thông thường: 0,5 - 0,75 kg/ha); thuốc trừ bệnh Stepguard 100SP có liều sử dụng 0,2kg/ha (ít hơn 7 - 10 lần so với thuốc bệnh thông thường: 1,5 - 2 kg/ha).

Các biện pháp nêu trên góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu lượng thuốc BVTV được sử dụng trong phòng trừ dịch hại rên đồng ruộng, theo số liệu điều tra của Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, lượng thuốc BVTV thương phẩm hàng năm được nông dân Lâm Đồng sử dụng trước đây (2010 - 2013) khoảng 8.000 - 1000 tấn, nay giảm xuống chỉ còn khoảng 5.000 - 6.000 tấn.

                                                                                                                    Lê Thị Thanh Nga

Các tin khác