Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 20/02/2023 – 26/02/2023
- Được viết: 23-02-2023 13:23
SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc |
Số: 18/BC-TTBVTV |
Lâm Đồng, ngày 22 tháng 02 năm 2023 |
TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG
Tuần 08 (Từ ngày 20/02/2023 – 26/02/2023)
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối có mưa vài nơi; nhiệt độ trung bình 17,4 – 25,80C, cao nhất 26 – 340C, thấp nhất 12,8 – 18,60C; độ ẩm không khí 75 – 79%, lượng mưa 4,2 – 51,4mm, tổng số giờ nắng 48,4 – 57,5h.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng
a) Cây lúa
Vụ |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Vụ Đông Xuân |
Mạ |
960 |
Đẻ nhánh |
1.053 |
|
Đòng – trỗ |
1.728 |
|
Ngậm sữa - chín |
2.389 |
|
Thu hoạch |
1.150 |
|
|
Tổng |
7.280 |
b) Cây trồng khác
Cây trồng |
Giai đoạn sinh trưởng |
Diện tích (ha) |
Cây ngô (Vụ Đông Xuân) |
Cây con – đóng bắp |
1.151 |
Thu hoạch |
196 |
|
Tổng |
1.347 |
|
Cây cà phê |
Ra hoa |
172.483,8 |
Cây điều |
Ra hoa – đậu trái non |
22.022,6 |
Cây chè |
Chăm sóc – thu hoạch |
11.142,1 |
Cây sầu riêng |
Ra hoa |
14.802 |
Cây cà chua |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
1.028 |
Rau họ thập tự |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
3.013 |
Hoa cúc |
Phát triển thân lá – thu hoạch |
1.300 |
II. Nhận xét tình hình SVGH trong kỳ
1. Cây lúa:
- OBV gây hại 61,4ha lúa giai đoạn đẻ nhánh tại Đơn Dương, Đức Trọng (giảm 20ha so với kỳ trước), mật độ 2-3 con/m2.
- Bọ trĩ gây hại 55ha lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh tại Đạ Tẻh (giảm 20ha so với kỳ trước), TLH 5,9-8%.
- Bệnh đạo ôn lá gây hại 66,8ha tại Đạ Tẻh, Đức Trọng (tăng 25,8ha so với kỳ trước), TLH 7,3 – 12%.
- Các đối tượng khác như rầy nâu, bệnh lem lép hạt, ngộ độc phèn, … gây hại nhẹ rải rác.
2. Cây ngô: Sâu keo mùa thu gây hại 88,7ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Tẻh (nhiễm nặng 3ha), tăng 24,5ha so với kỳ trước, mật độ 2,1 – 9con/m2.
3. Cây cà phê:
- Bọ xít muỗi ít biến động so với kỳ trước, gây hại nhẹ 1.552,7ha cà phê chè tại Lạc Dương, Đà Lạt, TLH 14,1 – 19,5%.
- Bệnh rỉ sắt gây hại nhẹ 4.099,9ha tại Lạc Dương, Đam Rông, Bảo Lâm, TP Đà Lạt, Bảo Lộc, Lâm Hà (giảm 137,6ha so với kỳ trước), TLH 18 – 21,5%.
- Bệnh khô cành gây hại 4.368,7ha tại hầu hết các huyện trồng cà phê (tăng 57,8ha so với kỳ trước), TLH 18,5 – 37,5%.
- Mọt đục cành, rệp các loại, bệnh nấm hồng, vàng lá … chủ yếu gây hại nhẹ.
4. Cây chè:
- Bọ xít muỗi gây hại 1.450ha tại Bảo Lâm, Bảo Lộc (giảm 130ha so với kỳ trước), TLH 7,3 – 12,5%.
- Bệnh thối búp gây hại 1.370ha tại Bảo Lâm, Bảo Lộc (giảm 180ha so với kỳ trước), TLH 5,4 – 8,5%.
- Các đối tượng: rầy xanh, bọ cánh tơ, … chủ yếu gây hại ở mức nhẹ.
5. Cây điều:
- Bọ xít muỗi gây hại 4.228,5ha tại 3 huyện phía Nam và Đam Rông (312,4ha nhiễm nặng), tăng 123,7ha so với kỳ trước, TLH 7 – 31,6%.
- Bệnh thán thư gây hại 4.482,8ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông (156,2ha nhiễm nặng), tăng 33ha so với kỳ trước, TLH 7 – 29%.
6. Cây dâu tằm: Tuyến trùng biến động nhẹ so với kỳ trước, gây hại 588,1ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Lâm Hà (100ha nhiễm nặng), TLH 15,9 – 40%.
7. Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ ít biến động so với kỳ trước, gây hại trung bình - nặng 1.302,1ha tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai, TLH 15,9 – 40%.
8. Cây rau, hoa:
Cà chua:
- Bệnh xoăn lá virus gây hại 124,1ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (14,6ha nhiễm nặng), tăng 32,9ha so với kỳ trước, TLH 6,6 – 26,6%.
- Bệnh mốc sương gây hại 71,2ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (5ha nhiễm nặng), tăng 37ha so với kỳ trước, TLH 6,6 – 26,6%.
Rau họ thập tự:
- Sâu tơ gây hại 603,6ha tại Lạc Dương, Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (tăng 25ha so với kỳ trước), mật độ từ 5 – 32con/m2.
- Bệnh sưng rễ gây hại trung bình 16,2ha tại Lạc Dương, Đức Trọng (giảm 5ha so với kỳ trước), TLH 3,8 – 6,7%.
Hoa cúc: Bệnh sọc thân virus ít biến động so với kỳ trước, gây hại 25ha tại Đà Lạt, TLH 7 – 10%.
9. Cây trồng khác: Cây cao su, chanh leo, cà rốt, dâu tây, hoa hồng,… sâu bệnh chủ yếu gây hại nhẹ.
III. Dự báo SVGH và đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ
1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới
- Cây lúa: OBV, bọ trĩ, bệnh đạo ôn lá, lem lép hạt, ngộ độc phèn tiếp tục gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh - chín.
- Cây cà phê: Chú ý phòng trừ rệp các loại, bọ xít muỗi, sâu đục thân, bệnh vàng lá, khô cành, rỉ sắt, đốm mắt cua gây hại cà phê giai đoạn ra hoa đậu quả.
- Cây điều: Thời tiết hiện nay ngày nắng, chiều tối có mưa rải rác, bọ xít muỗi và bệnh thán thư tiếp tục lây lan và gây hại mạnh tại 3 huyện phía Nam.
- Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ, cháy lá chết đọt, nhện đỏ, rầy các loại tiếp tục gây hại mạnh.
- Cây rau: Bệnh xoăn lá virus gây hại mạnh trên rau họ cà, ngoài ra chú ý ruồi đục lá, bệnh mốc sương, đốm đen; Trên rau thập tự chú ý sâu tơ, bọ nhảy, bệnh sưng rễ, thối nhũn, thối hạch, cháy lá.
- Cây hoa: Bệnh rỉ sắt, virus sọc thân, ruồi hại lá gây hại rải rác trên hoa cúc; trên hoa hồng chú ý nhện đỏ, bệnh đốm đen, phấn trắng.
- Dâu tằm: Bệnh tuyến trùng tiếp tục gây hại mạnh tại 3 huyện phía Nam và Lâm Hà.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới
Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại một số cây trồng chủ lực trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông dân thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:
2.1. Cây lúa
Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), đảm bảo mật độ gieo sạ 100-120kg/ha, chăm sóc, bón phân cân đối để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Chú ý phòng trừ bọ trĩ, OBV, ngộ độc phèn, bệnh đạo ôn lá, lem lép hạt.
2.2. Cây sầu riêng
Tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, nếu trời nắng nóng có biện pháp tưới phun (1 lần/ngày) để giảm nhiệt độ, hạn chế cây sầu riêng bị sốc nhiệt. Ngoài ra chú ý quản lý phòng trừ bệnh xì mủ, nhện đỏ, rầy xanh, mọt đục cành, sâu đục thân hại sầu riêng. Thực hiện tốt biện pháp vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy thân, cành, lá bị sâu bệnh. Phát dọn cỏ dại và sử dụng thuốc BVTV phòng trừ dịch hại theo nguyên tắc 4 đúng.
2.3. Cây cà phê
Hướng dẫn nông dân chủ động áp dụng các biện pháp tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn, phát dọn cỏ dại, bón phân đầy đủ kịp thời để cây cà phê ra hoa đậu quả đồng loạt. Ngoài ra, chú ý theo dõi phòng trừ bọ xít muỗi hại cà phê chè và các đối tượng rệp sáp, mọt đục cành, vàng lá, khô cành, rỉ sắt.
2.4. Cây điều
Hiện nay bọ xít muỗi, bệnh thán thư có xu hướng gia tăng mạnh. Cần tập trung tuyền truyền hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên chủ động phòng trừ theo quy trình phòng trừ tổng hợp bọ xít muỗi, bệnh thán thư hại điều đã được Cục BVTV ban hành. Đối với bọ xít muỗi sử dụng hoạt chất Citrus oil (MAP Green 6SL…), Alpha-cypermethrin (Alfathrin 5EC, FM-Tox 25EC, Motox 5EC…); Cypermethrin (Wamtox 100EC, Tungrin 25EC, Sherbush 5EC, 10EC…); Permethrin (Peran 50EC, Permecide 50EC…). Đối với bệnh thán thư sử dụng hoạt chất Citrus oil (MAP Green 6SL…), Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1 WG...), Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG…), Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP…), Hexaconazole (Tungvil 5SC, 10SC…).
2.5. Rau, hoa
Tiếp tục hướng dẫn nông dân quản lý bệnh virus hại cà chua theo quy trình tạm thời phòng trừ tổng hợp bệnh virus hại cà chua trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được ban hành tại Quyết định số 724/SNN-TTBVTV ngày 20/5/2021 của Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra chú ý phòng trừ bệnh mốc sương, đốm đen, ruồi đục lá trên rau họ cà; sâu tơ, bệnh sưng rễ, cháy lá, thối nhũn, thối hạch trên rau họ thập tự; bọ trĩ, bệnh rỉ sắt, virus trên hoa cúc và nhện đỏ, bệnh phấn trắng trên hoa hồng.
2.6. Dâu tằm
Theo dõi chặt chẽ diễn biến gây hại của bệnh tuyến trùng, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ theo văn bản số 1482/SNN-TTBVTV ngày 05/7/2022 của Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Lâm Đồng về việc tăng cường chỉ đạo phòng chống bệnh tuyến trùng hại cây dâu tằm. Có thể sử dụng các loại thuốc BVTV như: Tiêu tuyến trùng 18EC, Sincocin 0.56SL+Agrispon 0.56SL, Tervigo 020SC, ...
Nơi nhận: - Trung tâm BVTV miền Trung; - Lãnh đạo Chi cục TT&BVTV (B/c); - Lưu: VT, TT, BVTV |
KT. CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Trần Quang Duy |
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/02/2024 – 03/3/2024 - 01/03/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/7/2023 – 23/7/2023 - 21/07/2023
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/11/2023 – 03/12/2023 - 30/11/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/3/2024 – 10/3/2024 - 07/03/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/01/2023 – 05/02/2023 - 02/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 25 (Từ ngày 17/6/2024 – 23/6/2024) - 20/06/2024
- Tập huấn tìm hiểu và quản lý sâu đục lá cà chua Nam Mỹ (Phthorimaea bsoluts) - 14/10/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 25/3/2024 – 31/3/2024 - 01/04/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/4/2023 – 23/4/2023 - 20/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 28/8/2023 – 03/9/2023 - 31/08/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 20/3/2023 – 26/3/2023 - 23/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 23/10/2023 – 29/10/2023 - 26/10/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 05/9/2022 - 11/9/2022 - 08/09/2022
- Kết quả khảo nghiệm phòng trừ một số dịch hại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục trên cây dâu tằm và bí ngồi năm 2020 - 26/04/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng Tuần 27 (Từ ngày 01/72024 – 07/7/2024) - 04/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/9/2023 – 10/9/2023 - 07/09/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 31/10/2022 – 06/11/2022 - 03/11/2022
- Bệnh mốc xám hại cây phúc bồn tử và biện pháp phòng trừ - 11/07/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 18/3/2024 – 24/3/2024 - 25/03/2024