Ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình ra hoa đậu quả và sâu bệnh hại điều Niên vụ 2017 - 2018 tại 3 huyện phía Nam
- Được viết: 12-03-2018 16:42
Ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình ra hoa đậu quả và sâu bệnh hại điều Niên vụ 2017 - 2018 tại 3 huyện phía Nam
Cây điều là cây trồng chính góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nông dân 3 huyện phía Nam. Thời điểm cây điều ra hoa, đậu trái cần thời tiết nắng ráo, không mưa để nở hoa, thụ phấn, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh đặc biệt là bọ xít muỗi, bệnh thán thư. Tuy nhiên niên vụ điều 2017 – 2018 thời tiết tại 3 huyện phía Nam tiếp tục diễn biến bất lợi cho cây điều, mưa trái mùa từ giữa tháng 01/2018 đến nay đã ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nở hoa đậu quả và sâu bệnh trên cây điều.
Trong 2 tháng đầu năm 2018, khu vực 3 huyện phía Nam, lượng mưa đạt 133,1mm (cao hơn 62,1mm so với 2 tháng đầu năm 2017), mưa liên tục từ 18/01 - 31/01 và các đêm 19/02; 22/02; 28/2 và 2/3 đúng thời điểm một số diện tích điều nở hoa làm thối khô toàn bộ chùm bông. Hiện nay phần lớn diện tích điều tại 3 huyện phía Nam đã ra hoa 3 đợt trong đó đợt 1 (từ tháng 11/2017, nở rộ vào 20-25/12/2017) chiếm từ 5-10%; đợt 2 (từ 20/12/2017, nở rộ vào 15-25/01/2018) khoảng 50 – 60%; đợt 3 (từ tháng 2 – nở rộ từ 22/2 - 28/2) chiếm 30 - 40%. Từ đầu tháng 2/2018 đến nay, các diện tích điều đã cho thu hoạch rải rác từ 10 – 50kg/ha, cục bộ một số diện tích ra hoa sớm đã thu hoạch từ 100 – 200kg/ha. Do mưa nhiều nên cây điều đậu trái kém, dự báo năng suất điều niên vụ 2017 – 2018 tại 3 huyện phía Nam chỉ đạt từ 3 -4 tạ/ha.
Về diễn biến dịch hại, so với niên vụ 2016 – 2017, sâu bệnh trên cây điều đặc biệt là bọ xít muỗi, bệnh thán thư có giảm hơn nhưng từ cuối tháng 2/2018 đến nay bắt đầu có xu hướng gia tăng mạnh trong đó bọ xít muỗi nhiễm 3.731,1ha (2.863ha nhiễm trung bình, mật số từ 0,04 – 0,2 con/chồi, TLH 25,9 – 35,6%); 244,3ha nhiễm nặng, mật số từ 0,8 – 1 con/chồi, TLH từ 41,5 - 45,6%). Bệnh thán thư nhiễm 4.847 ha trong đó 4.143ha nhiễm trung bình (TLH từ 28,5 – 40,8%); 704 ha nhiễm nặng; TLH 62,5 – 85%. Các khu vực bị bọ xít muỗi, bệnh thán thư gây hại nặng gồm xã Madaguoi, thị trấn Madaguoi, xã Đạ Oai – Huyện Đạ Huoai; xã Mỹ Đức, Đạ Kho, Hương Lâm, Triệu Hải – huyện Đạ Tẻh; xã Đức Phổ, Tư Nghĩa, Mỹ Lâm, Phước Cát 2 – huyện Cát Tiên.
Dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Lâm Đồng, trong tháng 3/2018 thời tiết tại 3 huyện phía Nam tiếp tục có mưa (lượng mưa trung bình từ 50 – 100mm) sẽ gây bất lợi cho đợt nở hoa đậu quả cuối cùng của cây điều và tạo điều kiện cho bọ xít muỗi, bệnh thán thư lây lan. Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư đến năng suất điều niên vụ 2017 - 2018, bà con nông dân trồng điều tại 3 huyện phía Nam cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:
- Phát quang bụi rậm, làm sạch cỏ dại trên vườn và xung quanh bờ, tạo cho vườn điều thông thoáng, hạn chế nơi cư trú của sâu bệnh.
- Kịp thời cắt tỉa các chồi lá non, chùm hoa, quả đã bị bệnh thán thư gây hại nặng, lá điều khô rụng trên vườn thu gom đốt, không để mầm bệnh lây lan.
- Thăm vườn vào sáng sớm hoặc chiều tối (5-6 giờ) kiểm tra mật độ bọ xít muỗi, bệnh thán thư trên cây điều.Tùy theo áp lực sâu bệnh để phòng trừ, trong trường hợp mưa liên tục, ẩm độ cao, sương mù nhiều phải phun kép từ 2 – 3 lần cách nhau 5- 7 ngày. Luân phiên sử dụng các loại thuốc đã được đăng ký trong danh mục phòng trừ BXM, thán thư trên cây điều. Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng:
+ Đối với bọ xít muỗi: Sử dụng Alpha-cypermethrin (FM-Tox 25EC, Motox 5EC); Cypermethrin (Wamtox 100EC, Cyperan 5 EC, Tungrin 25EC…); Permethrin (Crymerin 100EC, Permecide 50 EC). Lưu ý, ngoài phun trên vườn điều phải chú ý phun trừ bọ xít muỗi cư trú trong các bụi rậm, tán cây ven vườn điều.
+ Đối với bệnh thán thư: Sử dụng Propineb(Antracol 70 WP, Newtracon 70 WP); Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1 WG,..),Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG), Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG)... Chú ý phun kỹ để nước thuốc ướt đều tán cây (lượng nước thuốc từ 800 – 1.000 lít/ha), không phun trước 9 giờ sáng để hoa điều thụ phấn.
Một số hình ảnh
Hình 1: Hoa điều bị thối khô không đậu quả do mưa trái mùa
Hình 2: Bọ xít muỗi gây hại quả điều Hình 3: Bệnh thán thư gây hại chùm hoa
Phòng Bảo vệ thực vật
Các tin khác
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/10/2022 – 23/10/2022 - 20/10/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 28 (Từ ngày 08/7/2024 – 14/7/2024) - 11/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 25/3/2024 – 31/3/2024 - 01/04/2024
- Sâu bệnh gây hại cây điều niên vụ 2020 – 2021 - 31/03/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng Tuần 27 (Từ ngày 01/72024 – 07/7/2024) - 04/07/2024
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 13/02/2023 – 19/02/2023 - 16/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/10/2022 – 16/10/2022 - 13/10/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 12/6/2023 – 18/6/2023 - 16/06/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 20/02/2023 – 26/02/2023 - 23/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/10/2023 – 05/11/2023 - 02/11/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 05/12/2022 – 11/12/2022 - 08/12/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/9/2022 – 02/10/2022 - 29/09/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 06/3/2023 – 12/3/2023 - 08/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/8/2023 – 13/8/2023 - 11/08/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 25 (Từ ngày 17/6/2024 – 23/6/2024) - 20/06/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 24 (Từ ngày 10/6/2024 – 16/6/2024) - 13/06/2024
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền công bố dịch hại thực vật - 16/01/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/4/2023 – 16/4/2023 - 13/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/3/2024 – 10/3/2024 - 07/03/2024