Các loài virus hại rau, hoa tại Lâm Đồng và giải pháp quản lý
- Được viết: 11-07-2018 08:11
Các loài virus hại rau, hoa tại Lâm Đồng và giải pháp quản lý
Virus gây hại cà chua: Từ giữa năm 2016 đến nay dịch virus trên cà chua đã bùng phát, lây lan và gây thiệt hại nghiêm trọng tại 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng. Ban đầu, bệnh chỉ gây hại nặng cục bộ tại các xã Ka Đơn, Tu tra (Đơn Dương), xã Phú Hội (Đức Trọng) với 30ha nhiễm bệnh, nhưng chỉ sau 01 thời gian ngắn đến giữa tháng 10/2016 bệnh đã lây lan và gây hại rải rác ở hầu khắp các khu vực trồng rau họ cà trên địa bàn 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng. Trên cây cà chua bệnh gây hại sớm ngay ở giai đoạn 20 – 30 ngày sau trồng. Năm 2016 có 1.350ha rau họ cà nhiễm bệnh virus (366ha nhiễm nặng trong đó 150ha phải nhổ bỏ tiêu hủy). Năm 2017, bệnh xoăn lá virus trên cây họ cà tiếp tục phát triển, lây lan và gây hại nặng tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và đã bắt đầu xuất hiện trên một số diện tích cà chua Beef canh tác trong nhà kính tại Đà Lạt với loài mới TSWV (virus gây đốm héo cà chua). So với các năm trước đây, thành phần loài virus trên cây họ cà hiện nay cũng đã biến đổi rất đa dạng, trên 01 vườn sản xuất có nhiều triệu chứng biểu hiện như TMV, CMV, TNRV, …; Ngoài gây hại cây cà chua, bệnh xoăn lá virus còn gây hại trên cây ớt cay, cây cà tím, cà pháo. Tổng diện tích cây rau họ cà nhiễm bệnh xoăn lá virus trong năm 2017 là 782ha nhiễm nặng, 64ha phải nhổ bỏ tiêu hủy.
Virus gây hại hoa cúc, xà lách: Từ giữa tháng 4/2017, trên địa bàn thành phố Đà Lạt, xuất hiện dịch hại mới là bệnh héo vàng (nông dân thường gọi là bệnh sọc đen) gây hại phổ biến trên cây hoa cúc với 120ha bị hại (80ha nhiễm nặng, nhổ bỏ 5ha). Đồng thời bệnh đốm héo gây hại trên xà lách bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 5/2017 chủ yếu gây hại nặng trên xà lách Scarole, hiện nay có 20ha nhiễm bệnh với tỷ lệ hại từ 30 – 60%.
Để đề xuất kịp thời các giải pháp hạn chế thiệt hại do dịch virus trên cây cà chua, hoa cúc, xà lách từ ngày 29 - 30/5/2018, Sở Nông nghiệp & PTNT đã mời các chuyên gia của Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện KHKT miền Nam tham gia khảo sát vùng trồng cà chua tại Đơn Dương, Đức Trọng và vùng trồng hoa cúc tại Đà Lạt để xác định các loài virus gây hại phổ biến, nguyên nhân lây lan và tư vấn các giải pháp quản lý. Kết quả khảo sát đã xác định các loài gây hại chủ yếu như sau:
Loài virus gây hại phổ biến trên cà chua ở Lâm Đồng hiện nay
Kết quả khảo sát của PGS-TS Hà Viết Cường – Học viện nông nghiệp Việt Nam xác định loài virus gây hại phổ biến nhất hiện nay trên cà chua ở Lâm Đồng là TNRV (Tomato necrotic ringspotted virus) – virus gây chết hoại thân. Đây là loài virus mới phát hiện đầu tiên ở Thái Lan năm 2010, Việt Nam là nước thứ 2 phát hiện TNRV nhưng chưa có tài liệu công bố. Loài virus này không lan truyền qua hạt giống, không truyền qua tiếp xúc cơ học, chủ yếu lan truyền qua bọ trĩ và nhân giống vô tính. Thiệt hại của loài virus này rất lớn vì gây hiện tượng trái sần sùi, lồi lõm, sượng, không cho thu hoạch.
Ớt ngọt nhiểm TNRV Cà chua bị nhiễm TNRV
- Ngoài virus TNRV, hiện nay một số vườn cà chua tại Đơn Dương có triệu chứng xoăn vàng lá của virus TYLCV (Tomato yellow leaf curl Kanchana bory virus) nhưng không điển hình. Nguyên nhân có thể do cà chua Rita mang gen kháng đối với loài virus này. Tuy nhiên các vườn cà tím ở Đơn Dương, Đức Trọng qua kiểm tra có phát hiện triệu chứng gây hại của virus TYLCV rất rõ. Virus TYLCV chủ yếu lây lan qua bọ phấn, không lây qua hạt giống.
- Nhóm virus thứ 3 xuất hiện trên cà chua ở Lâm Đồng gây hiện tượng khảm lá, lá phát triển nhỏ lại, có thể do ToMV, CMV, tuy nhiên 2 loài này không gây hại phổ biến, ít ảnh hưởng và gây sượng trái. Loài ToMV lây lan chủ yếu qua tiếp xúc cơ giới và hạt giống; CMV lây lan qua rệp, không lây qua hạt giống.
Triệu chứng TYLCV trên cà chua Triệu chứng CMV trên cà chua
Các loài vi rus gây hại trên xà lách và hoa cúc.
Loài vi rus gây hại trên đối tượng hoa cúc và xà lách là TSWV (Tomato spotted wilt virus).
Trên xà lách: Cây bị hại có triệu chứng thấp lùn, phát triển không đều, thường méo và lệch về một phía, phiến lá nhăn nheo, các lá phía trong xuất hiện các vết đốm vàng loang lổ (dạng khảm), phiến lá nhăn nheo, xoăn lại.
Vi rus TSWV hại trên xà lách lolo
Trên hoa cúc: Lá ngọn có triệu chứng nhỏ lại, méo mó, lốm đốm vàng. Phần thân cây bị bệnh có các vết màu nâu đen, mới xuất hiện chỉ là các sọc màu đen, khi bị nặng thâm đen cả đoạn hâncây, khô và thối biểu bì
TSWVcó phổ ký chủ rộng gồm rất nhiều loài cây cà chua, ớt, khoai tây, xà lách, cần tây, bó xôi, đậu hà lan, súp lơ, hoa cúc, húng quế và nhiều loại cỏ dại như cỏ linh lăng, cỏ ba lá. Vector truyền bệnh là bọ trĩ, không lây qua hạt giống nhưng có thể lây nhiểm qua sáp nhựa cây và nhân giống vô tính.
Một số giải pháp quản lý virus tại ở Lâm Đồng
Giải pháp về quản lý
-Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn thực hiện đúng các qui định pháp luật về giống cây trồng như: sản xuất giống có qui trình, thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn ngành, ghi nhãn hàng hóa.
- Lấy mẫu tại các vườn ươm cây giống cà chua, xà lách, hoa cúc để phân tích vi rus để có cơ sở khuyến cáo các vườn sản xuất giống sạch bệnh.
- Hướng dẫn các vườn ươm thực hiện nâng cấp, chuẩn hóađể sản xuất ra cây giống đảm bảo chất lượng sạch virus. Bao gồm thiết kế vườn ươm để đảm bảo cách ly, quản lý vườn cây mẹ (đối với nhân giống vô tính như hoa cúc, hoa cẩm chướng).
- Thực hiện Hội nghị về sản xuất kinh doanh cây giống nuôi cấy mô vàđề xuất quy định quản lý trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Giải pháp về thông tin tuyên tuyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật
Hướng dẫn các vườn sản xuất nguồn giống tốt
+Vườn ươm cây giống phải bố trí trong nhà kính, nhà lưới kín; sử dụng lưới ngăn côn trùng loại từ 45 -50 mesh trở lên (kích thước lỗ tương ứng 0,354 - 0,297 mm) cách ly hoàn toàn với bên ngoài.
+Cây giống trong vườn ươm phải theo dõi và phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn để hạn chế virus lây lan và gây hại bằng biện pháp vật lý và hóa học.
+ Các lô giống trước khi xuất vườn cần được lấy mẫu và để phân tích virus TNRV, TSWV. Thực hiện công nghệ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để sản xuất cây giống sách vi rus.Hiện nay có thể gửi mẫu tới Khoa sinh – Trường Đại học Đà Lạt để phân tích bằng phương pháp CPR để giam định vị rus.
+ Thực hiện các mô hình về sản xuất cây giống sạch bệnh và mô hình về quản lý vi rus tại vườn sản xuất để nông dân thamquan học tập.
Hướng dẫn các vườn trồng
- Sử dụng nguồn cây giống khỏe từ các vườn ươm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống xuất vườn và không nhiễm các loài virus nguy hiểm như TNRV, TSWV.
- Trồng cà chua, xà lách, hoa cúc trong nhà lưới là giải pháp quan trọng để hạn chế vector bọ trĩ, bọ phấn di chuyển từ ngoài vào mang theo virus. Nhà lưới thiết kế và xây dựng đảm bảo ngăn chặn bọ trĩ, bọ phấn xâm nhập từ ngoài vào đồng thời đảm bảo thông gió và giảm cường độ ánh sáng theo nhu giai đoạn phát triển của cây.
- Định hướng vùng trồng: Vùng trồng cà chua vận động bà con không trồng thêm các vườn cây họ cà (cà tím, ớt ngọt, ớt cay) vì cà tím, ớt là ký chủ thích hợp cho bọ trĩ môi giới truyền virus TNRV gây hại phổ biến trên cà chua.
- Thường xuyên theo dõi vườn trồng, nếu phát hiện cây nhiễm virus phải nhổ bỏ, thu gom và tiêu hủy sớm để hạn chế lây lan (cây đã chết không có khả năng lan truyền virus).
- Phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn ngay từ khi trồng đến thu hoạch bằng biện pháp sử dụng bẫy xanh, bẫy vàng (40 bẫy/1000m2)
- Phun thuốc BVTV 5 – 7 ngày/lần tùy theo mật độ:
+ Bọ phấn: Sử dụng Cyantraniliprole (DupontTM Benevia® 100 OD); Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP); Garlic juice (Bralic - Tỏi Tỏi 1.25SL); Oxymatrine (Vimatrine 0.6 SL)
+ Bọ trĩ: Sử dụng Spinetoram (Radiant 60SC); Abamectin (Silsau 1.8EC).
- Tăng cường khả năng kháng bệnh virus cho cây bằng biện pháp sử dụng các hoạt chất kích kháng như Cytosinpeptidemycin (Sat 4SL), Ningnanmycin(Somec 2SL,Cosmos 2SL).
Phòng Bảo vệ thực vật - Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lâm Đồng
Các tin khác
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền công bố dịch hại thực vật - 16/01/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/02/2024 – 03/3/2024 - 01/03/2024
- Ứng dụng bác sỹ cây trồng Plantix giúp chuẩn đoán dịch hại và biện pháp phòng trừ - 21/06/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 24 (Từ ngày 10/6/2024 – 16/6/2024) - 13/06/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 08/01/2024 – 14/01/2024 - 11/01/2024
- Tập huấn tìm hiểu và quản lý sâu đục lá cà chua Nam Mỹ (Phthorimaea bsoluts) - 14/10/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/9/2023 – 10/9/2023 - 07/09/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 24/4/2023 – 30/4/2023 - 27/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 20/3/2023 – 26/3/2023 - 23/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 16 (từ ngày 15/4/2024 – 21/4/2024) - 18/04/2024
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019
- Khai giảng lớp Huấn luyện nông dân về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây lúa tại Cát Tiên - 22/05/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 15/8/2022 - 21/8/2022 - 17/08/2022
- Hội thảo tổng kết lớp Huấn luyện nông dân về IPM trên cây lúa tại Đạ Tẻh - 31/08/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 31/10/2022 – 06/11/2022 - 03/11/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 25 (Từ ngày 17/6/2024 – 23/6/2024) - 20/06/2024
- Tăng cường kiểm tra, theo dõi, phòng trừ sâu ăn lá hại cây dây tằm - 26/07/2024
- V/v phối hợp chọn điểm triển khai mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây sầu riêng - 17/03/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 05/9/2022 - 11/9/2022 - 08/09/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/3/2024 – 10/3/2024 - 07/03/2024