KẾT QUẢ THỰC HIỆN TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2021
- Được viết: 03-12-2021 13:56
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp năm 2021, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 172.992 ha, trong đó: cà phê vối 160.533,7 ha, cà phê chè 12.182,3 ha và cà phê mít 206 ha; diện tích kinh doanh 162.054,1 ha.
Là tỉnh đi đầu cả nước trong việc thực hiện chương trình tái canh, ghép cải tạo giống cà phê. Năm 2021, toàn tỉnh thực hiện tái canh, ghép cải tạo giống cà phê với diện tích 6.425,9 ha, đạt 123,1% so với kế hoạch đề ra (Tái canh cà phê vối 2.900,1 ha, ghép cải tạo giống cà phê vối 3.475,8 ha và tái canh cà phê chè 50 ha). Tính lũy kế từ năm 2013 đến nay, diện tích tái canh, ghép cải tạo giống cà phê trên địa bàn toàn tỉnh là 79.557 ha (Trong đó: tái canh cà phê vối 39.177 ha và ghép cải tạo cà phê vối 38.641 ha; tái canh cà phê chè 1.737 ha; ghép cải tạo cà phê chè 2,0 ha). Các giống cà phê vối được người dân sử dụng để tái canh, ghép cải tạo là những giống phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, có năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao như TR4, TRS1, TS5 (xanh lùn), Thiện Trường, Hữu Thiên (lá xoài) và một số giống cà phê chè chất lượng cao, phù hợp với định hướng phát triển cà phê đặc sản, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước như Typica, Bourbon, THA1... Qua thời gian thực hiện, chương trình đã có tác động lớn trong sản xuất, giúp trẻ hóa vườn cây; phần lớn các diện tích cà phê sau tái canh, ghép cải tạo cho năng suất cao, ổn định trên 4,0 tấn/ha, nhiều mô hình có năng suất 7 - 8 tấn/ha góp phần đưa năng suất cà phê của tỉnh từ 26,1 tạ/ha năm 2012 tăng lên 32,1 tạ/ha năm 2021, sản lượng 365.923 tấn năm 2012 lên 520.167,6 tấn năm 2021.
Kế hoạch trong năm 2022, diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, sâu bệnh cần tái canh, ghép cải tạo trên địa bàn toàn tỉnh là 6.333 ha, trong đó: tái canh cà phê vối 2.658 ha, ghép cải tạo giống cà phê vối 3.525 ha và tái canh cà phê chè 150 ha.
Vy Thế Vũ
Các tin khác
- Hội thảo "Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt" - 11/10/2017
- Quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn - 10/09/2014
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây trồng - 06/11/2014
- Qui trình sản xuất hoa cúc tại Công ty TNHH Dâu tươi Khanh Bích - 29/03/2018
- Kế hoạch ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2023 lĩnh vực Trồng trọt và BVTV - 08/08/2022
- Lúa GlobalGAP - 25/06/2014
- Nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng – dấu ấn của sự phát triển - 17/12/2017
- Bế giảng lớp huấn luyện chuyên môn về thuốc Bảo vệ thực vật năm 2013 - 17/06/2013
- Khai mạc Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt và Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao - Thuộc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - Năm 2017 - 23/12/2017
- Sâu lạ tấn công khoai lang - 17/10/2014
- Tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả phục vụ công tác chuyển đổi năm 2018 - 12/09/2018
- Hội nghị tổng kết công tác Bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên - 01/11/2019
- Đăng ký danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 112/NQ-HĐND - 18/01/2019
- Danh sách cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả còn hiệu lực - 29/12/2019
- Lâm Đồng tổ chức Hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng chè, chủ động hội nhập Quốc tế - 06/08/2015
- Lâm Đồng công nhận nguồn giống cây cà phê đầu dòng Xanh lùn (TS5) - 11/06/2018
- Tập huấn điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây nông nghiệp năm 2019 - 02/12/2019
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa, invitro đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 14/10/2019
- Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá - 18/11/2019
- Quản lý chất lượng giống cây trồng để tạo ra sản phẩm có giá trị - 20/08/2021