Bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Lạc Dương trong những ngày đầu năm 2019
- Được viết: 14-01-2019 16:44
Bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Lạc Dương trong những ngày đầu năm 2019
Lâm Đồng hiện đang canh tác 174.390 ha cà phê. Trong đó, diện tích cà phê chè 13.685 ha tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt , huyện Lạc Dương và các vùng phụ cận. Diện tích cà phê chè chủ yếu cho thu nhập của nông dân vùng đồng bào dân tộc tại huyện Lạc Dương và cũng là một vùng mang thương hiệu cà phê Arabica Lâm Đồng.
Để chủ động phòng trừ sinh vật hại, từ ngày 7 - 9/01/2019, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương tiến hành kiểm tra tình hình bọ xít muỗi gây hại trên cà phê chè tại 6 xã, thị trấn của huyện. Kết quả kiểm tra, hiện nay toàn huyện Lạc Dương có 352,5ha nhiễm nặng (chiếm 11,3%), tỷ lệ hại từ 42,5 – 46,5% tập trung tại các khu vực giáp rừng, nơi gần sông suối, vườn cây rậm rạp, xanh tốt. Còn lại nhiễm trung bình và nhẹ.
Đánh giá chung, mức độ gây hại của bọ xít muỗi ở thời điểm hiện tại chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây cà phê. Nguyên nhân bọ xít muỗi tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do thời tiết có mưa rải rác, trời âm u, một số diện tích cà phê sau thu hoạch bắt đầu ra chồi non, nông dân đang tập trung thu hoạch, chưa chủ động phòng trừ.
Để chủ động phòng chống bọ xít muỗi hại cà phê chè cho niên vụ 2019, bà con cần chú ý sau khi kết thúc vụ thu hoạch, thực hiện tốt một số biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi như sau:
- Tiến hành cắt tỉa cành tăm, cành vô hiệu, các chồi non, đọt non đã bị bọ xít muỗi đẻ trứng, gây hại. Thường xuyên tỉa cành, tạo tán cho vườn cà phê thông thoáng, không quá ẩm thấp để tạo môi trường bất lợi cho bọ xít muỗi.
- Vệ sinh, làm sạch cỏ dại trong vườn cà phê, phát quang bụi rậm quanh vườn, thu gom tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch xong, đốt hun khói để xua đuổi bọ xít muỗi vào buổi chiều.
- Bón phân đầy đủ, cân đối, hạn chế bón quá nhiều đạm sau khi ra đợt đọt non đồng loạt.
- Biện pháp hóa học: Hiện nay bọ xít muỗi đang phát triển và có xu hướng gây hại mạnh trong thời gian từ tháng 2 - 3, nông dân cần chủ động mua thuốc phòng trừ đồng loạt, tập trung từ 2 - 3 lần cách nhau 7 -10 ngày trong thời gian ra đọt non đồng loạt các loại thuốc có thể sử dụng phòng trừ bọ xít muỗi hại cà phê chè như Supertac 500EC, Victory 585EC, FM-Tox 25EC, Cyperan 5EC, Permecide 50EC, …
Một số hình ảnh
Kiểm tra thực tế trên vườn trồng
Đọt non, lá bị bọ xít muỗi gây hại
Vệ sinh vườn trồng và tỉa cành tạo tán cho vườn cà phê thông thoáng
Trần Điệp - Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng
Các tin khác
- Phục hồi vườn hồ tiêu sinh trưởng kém - 01/11/2019
- Tăng cường thực hiện các giải pháp sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2019-2020 - 20/11/2019
- Rầy nâu hoành hành - 18/08/2015
- Nuôi thiên địch giữa vùng sâu Phi Liêng - 09/10/2024
- Bọ xít đen hại lúa - 10/09/2014
- Tình hình sản xuất hoa lan Hồ điệp tại công ty TNHH TM & DV Trường Hoàng - 02/10/2019
- Hội nghị “Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững tại Lâm Đồng” - 18/07/2018
- Danh sách cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả còn hiệu lực - 29/12/2019
- Mưa đá gây thiệt hại lớn ở Đơn Dương - 16/07/2013
- Bơ 034 được mùa nhưng giá rẻ và khó tiêu thụ - 19/06/2024
- Quản lý bệnh đốm sọc vi khuẩn - 10/09/2014
- Hội nghị Các giải pháp tăng cường công tác quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2013 - 22/12/2013
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây Arapang của công ty TNHH Công nghệ sinh học F1 - 15/11/2023
- Đánh tráo giống cà chua - 25/07/2013
- Thông báo các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định - 05/07/2017
- Nông dân Lâm Hà vững vàng làm kinh tế giỏi - 14/08/2024
- Để đạt tốc độ tăng trưởng trồng trọt 5,5%/năm - 29/08/2024
- Hướng dẫn Danh mục giống cây trồng sản xuất, kinh doanh và chuyển đổi năm 2019 - 22/03/2019
- Công tác kiểm dịch thực vật nội địa tại một số công ty nhập khẩu giống hoa phục vụ tết Nguyên Đán 2018 - 15/02/2018
- Phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm - 04/02/2020