Hội nghị “Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững tại Lâm Đồng”
- Được viết: 18-07-2018 11:43
Hội nghị “Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững tại Lâm Đồng”
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích đất canh tác nông nghiệp khoảng 278.154 ha (diện tích gieo trồng 373.739 ha), với điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều loại nông sản có ưu thế như rau, hoa, cây công nghiệp và chăn nuôi, là lợi thế để xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất rau hữu cơ thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, toàn tỉnh có 52.776 ha diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao (chiếm 19% diện tích canh tác), có 59.573 ha diện tích sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C.... Tỉnh đã xây dựng được 68 chuỗi thực phẩm an toàn thực phẩm và hoàn thành việc xây dựng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với những sản phẩm chính như rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông.
Trong sản xuất, hàng năm toàn tỉnh sử dụng khoảng 2,3 triệu tấn phân bón các loại (trong đó khoảng 65,2% phân hữu cơ và 34,8% phân vô cơ); về công tác bảo vệ thực vật, nông dân có xu hướng áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tồng hợp, theo hướng VietGAP, nông nghiệp sạch, hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
Là tỉnh có đa dạng chủng loại cây trồng, vật nuôi với quy mô diện tích ứng dụng công nghệ cao dẫn đầu cả nước, nhưng đến nay tại Lâm Đồng việc chứng nhận các sản phẩm hữu cơ còn hạn chế (mới được thực hiện trên cây chè, rau và chăn nuôi bò sữa). Mặc dù nhu cầu sử dụng sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ rất lớn, song quy trình thực hiện rất nghiêm ngặt nên khả năng mở rộng quy mô rất chậm (hiện tại toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 213 ha sản xuất theo hướng hữu cơ); việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ trên các cây trồng chính còn hạn chế, nhận thức về sản xuất hữu cơ của người dân chưa cao. Giá trị sản phẩm sản xuất hữu cơ cao hơn sản phẩm thông thường nhưng năng suất thấp, giá thành đầu tư cao; bên cạnh đó, chưa có liên kết chuỗi từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, do đó thị trường tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ còn khó khăn (chủ yếu tiêu thụ ở các siêu thị lớn, sản lượng xuất khẩu không đáng kể), vì vậy hiệu quả kinh tế đem lại cho người sản xuất không cao.
Với những lợi thế và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sáng nay (ngày 18/7/2018) Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị “Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vữngtại Lâm Đồng”. Nhằm góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng tại Lâm Đồng phát triển mạnh, bền vững, đưa lại giá trị thu nhập cao cho người sản xuất và doanh nghiệp.
Tham dự và chủ trì Hội nghị có ông Hoàng Sỹ Bích - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV.
Tham dự Hội nghị có đại diện Sở Khoa học & Công nghệ, các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT (Thanh tra Sở, Chi cục Trồng trọt & BVTV, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản & thủy sản, Trung tâm Khuyến nông); đại diện lãnh đạo phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp & PTNT, Hội Nông dân, Trung tâm nông nghiệp các huyện, thành phố trong tỉnh và 167 đại biểu đại diện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất rau quả theo hướng an toàn, ứng dụng công nghệ cao; các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học. Các phóng viên Báo Lâm Đồng, Đài Truyền thanh - Truyền hình tỉnh Lâm Đồng về dự và đưa tin.
Sau khi ông Lại Thế Hưng - trình bày báo cáo “Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ và một số giải pháp thúc đẩy sản xuất hữu cơ tại Lâm Đồng”. Hội nghị đã nghe 06 ý kiến phát biểu, tham luận từ đại diện các cơ quan, ban ngành và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, tập trung vào các vấn đề chính như: Cần ban hành các văn bản, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất hữu cơ cho từng loại cây trồng; tạo điều kiện để các doanh nghiệp ứng dụng biện pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất riêng nhưng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản trong sản xuất rau hữu cơ và cuối cùng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn hữu cơ; quản lý chặt chẽ các khâu trong sản xuất từ đầu vào đến chế biến, bảo quản nông sản, đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp và bảo vệ thương hiệu sản phẩm hữu cơ nói chung; quản lý tốt vật tư đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng (giống, phân bón, thuốc BVTV), tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm riêng; xúc tiến thương mại ở thị trường các nước trên thế giới; quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước tạo cơ sở, động lực cho nông dân sản xuất và doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất.
Các ý kiến, đề xuất của các tổ chức, cá nhân đã được chủ trì Hội nghị giải đáp đầy đủ. Kết thúc Hội nghị, ông Hoàng Sỹ Bích - Phó Giám đốc Sở đã kết luận một số nội dung như sau: Nhà nước, ngành nông nghiệp rất quan tâm, định hướng cho doanh nghiệp, người dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mong muốn và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, trung tâm nghiên cứu và các tổ chức cá nhân đầu tư nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ; Ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn. Trong thời gian tới sẽ quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư sản xuất. Phối hợp với cơ quan, ban ngành liên quan nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm hữu hữu cơ ở thị trường trong nước và trên thế giới, nhằm tìm kiếm đầu ra ổn định, có giá trị kinh tế cao cho người dân, doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện đề án về phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng làm nền tảng để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiệu quả và bền vững.
Với tinh thần làm việc tích cực, khẩn trương, Hội nghị đã thành công tốt đẹp, giải quyết được những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng tại Lâm Đồng trong thời gian tới.
Một số hình ảnh tại Hội nghị
Ông Hoàng Sỹ Bích - Phó Giám đốc Sở: Phát biểu khai mạc Hội nghị
Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV: Thông qua báo cáo tại Hội nghị
Đại diện các cơ quan, doanh nghiệp phát biểu tham luận
Toàn cảnh Hội nghị
Phòng Hành chính Tổng hợp
Các tin khác
- Đắt đỏ xà lách cô rôn Đà Lạt giá 40.000 đồng/kg - 20/04/2018
- Kế hoạch ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2023 lĩnh vực Trồng trọt và BVTV - 08/08/2022
- Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông - 11/07/2024
- Hội nghị “Đánh giá thực trạng và bàn các giải pháp quản lý sản xuất, kiểm soát bệnh xoăn lá virus trên cây rau họ cà tại Lâm Đồng” - 10/06/2017
- Danh sách các cơ sở SXKD giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 23/08/2018
- Lâm Đồng tổ chức Hội nghị giải pháp nâng cao chất lượng chè, chủ động hội nhập Quốc tế - 06/08/2015
- Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp - 25/04/2024
- Mưa đá gây thiệt hại lớn ở Đơn Dương - 16/07/2013
- Thông báo một số đối tượng có hành vi lừa đảo các cơ sở buôn bán VTNN - 19/08/2019
- Hội thảo "Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam" - 10/12/2017
- Giải pháp đưa cà phê Việt vượt qua cuộc khủng hoảng về giá - 18/11/2019
- Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2018 Về cơ chế chính sách trong quản lý phân bón và nhập khẩu giống cây trồng - 18/01/2018
- Hội nghị “đánh giá công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019” - 31/10/2019
- Đam mê trồng rau sạch hữu cơ - 17/05/2024
- Nông dân trồng sầu riêng VietGAP - 17/07/2024
- Bội thu cam VietGAP - 18/11/2019
- Khắc phục hiện tượng sốc nhiệt cây cà phê - 01/11/2019
- Phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết chậm - 04/02/2020
- Hội nghị “Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2022” - 19/08/2022
- Tình hình canh tác cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 08/12/2021