Thành phần của thuốc bảo vệ thực vật
- Được viết: 10-06-2021 16:04
Thuốc BVTV là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. Thuốc BVTV không những độc đối với những loài sinh vật hại mà còn độc đối với người, động vật và môi trường.
Thuốc BVTV thành phẩm (thuốc thương phẩm): là sản phẩm được sản xuất từ thuốc kỹ thuật với dung môi, phụ gia theo quy trình công nghệ nhất định, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có nhãn hàng hóa và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng. Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm gồm 2 thành phần là hoạt chất và chất phụ gia:
- Hoạt chất (chất hoạt động): Là chất độc với dịch hại, thường viết tắt là ai (active ingredient).
- Chất phụ gia: là chất làm loãng, chất hoạt động bề mặt, chất thấm ướt, chất phân tán, chất loang, chất hợp lực, chất ổn định, chất hóa sữa, chất hòa tan, chất nâng cao hoạt tính sinh học, chất chống lắng, chất chống đóng vón, chất chống đông, chất tạo bọt và chất chống bọt, chất bảo quản, chất màu, ...
Chất phụ gia không mang tính độc với dịch hại, được pha trộn chung với hoạt chất để tạo thành thuốc dạng thành phẩm.
Các chất phụ gia phải không được có phản ứng hoặc phân hủy hoạt chất, không gây hại cho cây, không gây ô nhiễm cho người và môi trường.
Chất phụ gia gồm một số chất như:
+ Chất dung môi: Là chất lỏng để hòa tan hoạt chất và tăng độ bám dính lên cây.
+ Chất hóa sữa (nhũ hóa): Là chất hoạt động bề mặt, giúp cho hoạt chất khi hòa vào nước tạo thành một nhũ tương bền, không lắng đọng, tăng khả năng bám dính lên cây.
+ Chất thấm nước: Làm giảm sức căng bề mặt phân cách giữa hạt chất rắn với nước, giúp cho hoạt chất bị thấm ướt hoàn toàn và lơ lửng được trong nước, lâu lắng đọng (tạo thành một huyền phù bền). Chất thấm nước có trong dạng thuốc bột thấm nước .
+ Chất độn: Thường có trong thuốc bột, chủ yếu để làm tăng độ bám dính lên cây.
+ Chất gây nôn: Gây nôn khi vô tình hay có ý nuốt phải thuốc.
+ Chất gây hôi: Dùng để ngăn ngừa ăn hay uống nhầm thuốc.
+ Chất đắng: Tạo ra vị khó chịu nhằm tránh nuốt phải thuốc.
Nguyễn Khoa Thâo
Các tin khác
- Nấm ký sinh Trichoderma trừ bệnh cây trồng - 04/06/2021
- Hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón - 30/11/2017
- Sản xuất phân bón bằng công nghệ tháp cao - 04/06/2019
- Thông báo mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn (BDCM) về phân bón năm 2024 - 30/05/2024
- Một số sản phẩm phân bón dùng trong tưới nhỏ giọt phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - 06/12/2019
- Hoạt chất Chitosan – Thuốc trừ bệnh nhóm độc IV - 11/12/2019
- Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - 01/12/2020
- Tập huấn Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - 17/06/2019
- DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ SXKD GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG - 10/07/2019
- Danh sách các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTVkhông tham gia lớp tập huấn văn bản pháp luật mới về phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng năm 2019 - 31/05/2019
- Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về phân bón năm 2019 - 22/03/2019
- Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về thuốc Bảo vệ thực vật năm 2019 - 22/03/2019
- Một số yếu tố hạn chế trong phân bón - 01/12/2020
- Thông báo Vv mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về thuốc BVTV năm 2023 - 07/04/2023
- Hồ sơ thủ tục nhập khẩu phân bón - 30/11/2017
- Thông báo tổ chức lớp Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, thuốc BVTV năm 2019 - 28/02/2019
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật trên điện thoại di động - 17/07/2019
- Công tác hội thảo, quảng cáo phân bón, giống cây trồng và thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019 - 06/01/2020
- Trình tự, thủ tục cấp quyết định lưu hành giống cây trồng; tự công bố lưu hành giống cây trồng - 24/05/2021
- Nhóm thuốc thảo mộc Saponin phòng trừ sâu gây hại cây trồng - 26/11/2020