Thống kê truy cập

4347293
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1220
18553
54886
4347293

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 3 tháng 8 năm 2012

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        Số: 48 /TB-BVTV                            Lâm Đồng, ngày 20 tháng 8 năm 2012

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 8 năm 2012

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

       Trong tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa rải rác, ngày nắng gián đoạn, có nơi mưa vừa đến mưa to. Lượng mưa phổ biến từ 40,8 - 177 mm, nhiệt độ trung bình 220C, cao nhất 330C và độ ẩm 81,7 - 93%.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

1. Cây lúa (Diện tích gieo trồng  12.875,9 ha) ‎‎

- Tiến độ gieo sạ lúa vụ Hè thu 2012

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đạ Tẻh

 

 

 

 

587

332

919

Cát Tiên

 

 

 

 

 

11

11

Tổng

 

 

 

 

587

343

930

 

- Tiến độ gieo sạ lúa vụ Mùa 2012

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đức Trọng

 

2.096,7

1.147

246

 

 

3.489,7

Đơn Dương

 

 

3.057

 

 

 

3.057

Đạ Huoai

15

2

8

5

7

33

70

Di Linh

269

1.656,2

25

 

 

 

1.950,2

Đam Rông

287

370

 

 

 

 

657

Lâm Hà

 

 

1.730

 

 

 

1.730

Đạ Tẻh

36

35

115

207

 

 

393

Cát Tiên

474

125

 

 

 

 

599

Tổng

1.081

4.284,9

6.082

458

7

33

11.945,9

 

- Rầy nâu: Tuần qua, mật độ rầy nâu có xu hướng tăng nhẹ cả về mật độ. Mật độ trung bình 162,6con/m2, cao 2.200 con/m2. Diện tích nhiễm rầy nâu chủ yếu tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên 202,8ha, giảm 233,7 ha so với kỳ trước.

Kết quả phân tích mẫu ngày 13/8/2012 không có mẫu lúa, mẫu rầy nhiễm virus gây bệnh VL-LXL.

- Ốc bươu vàng: Hiện nay ốc bươu vàng xuất hiện và gây hại tại Đạ Huoai, Đức Trọng, Đơn Dương và Di Linh trên diện tích 2.980,3 ha (438,1 ha nhiễm nặng), mật độ từ 8,5 - 150 con/m2, giảm 547,4 ha so với kỳ trước.

- Đạo ôn lá: Bệnh nhiễm 1.178,1 ha (nhiễm nặng 128,4 ha) tại Đạ Tẻ, Đức Trọng, TLH 9,9 - 65%, tăng 94,5 ha so với kỳ trước.

- Khô vằn: Nhiễm tại Đạ Tẻh trên diện tích lúa 453,6 ha, TLH 14,6 - 30%, giảm 303 ha so với kỳ trước.

2. Trên cây cà phê (Diện tích canh tác: 144.174 ha) 

- Khô cành: Diện tích nhiễm trên toàn tỉnh tại 8/8 huyện trồng cà phê là 32.830,9 ha (nhiễm nặng 220 ha), TLH 8,8 - 63%, tăng 3.469,7 ha so với kỳ trước.

- Vàng lá: Bệnh nhiễm 24.552,6 ha tại các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc và Đà Lạt (tăng 4.539,4 ha), TLH 4,5 - 25%.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 22.894,1 ha (877 ha nhiễm nặng), TLH 7,1 - 45,2%, giảm 767,7 ha so với kỳ trước.

- Sâu đục thân: Nhiễm tại xã Tà Nung, Xuân Trường và Trạm Hành - Tp. Đà Lạt 440 ha, TLH 2 - 10%, tăng 320 ha so với kỳ trước.

- Bệnh nấm hồng: Nhiễm tại Đức Trọng, Bảo Lâm 7.275,6 ha, TLH 9,4 – 75%.

3. Trên cây chè (Diện tích canh tác: 23.529,2 ha)

- Rầy xanh: Nhiễm trên diện tích 8.796,7 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm (1.280,2 ha nhiễm nặng), TLH 5,0 - 35,6%.

- Bọ xít muỗi: Tổng diện tích nhiễm 12.993,3 ha (1.245,4 ha nhiễm nặng) tại Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm và Lâm Hà, TLH 5,7 - 28,7%, tăng 86,6 ha so với kỳ trước.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 5.667,4 ha  tại Bảo Lâm, Bảo Lộc, TLH 2,3 - 12,4%.

4. Trên cây rau:

4.1 Cây rau họ thập tự (Diện tích gieo trồng: 1.830 ha)

- Sâu tơ: Nhiễm tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương trên diện tích 418 ha, mật độ trung bình 5,7 con/m2, cao 15 con/m2, giảm 389 ha so với kỳ trước.

- Sưng rễ: Tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng bệnh nhiễm 898,5 ha (126 ha nhiễm nặng), TLH trung bình 8,6%, cao 50%, giảm 9 ha so với kỳ trước.

4.2 Cây cà chua, khoai tây (Diện tích gieo trồng: 2.520 ha)

- Bệnh xoăn lá cà chua: Tại Đơn Dương, Đức Trọng bệnh xoăn lá nhiễm trên diện tích 638 ha, mức hại nhẹ - trung bình, tăng 79,5 ha.

- Mốc sương: Bệnh nhiễm 617,5 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, TLH 7,8 - 40%, giảm 249,5 ha so với kỳ trước.

- Đốm lá vi khuẩn: Nhiễm tại Đơn Dương 1.410 ha, TLH 10 - 30%,  tăng 180 ha so với kỳ trước.

5. Trên các cây trồng khác:

5.1 Cây điều (Diện tích canh tác: 15.610 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm tại Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai 3.292,2 ha, TLH 8,5 - 35%, giảm 1.038,6 ha so với kỳ trước.

- Xì mủ: Nhiễm 4.965,8 ha tại Đam Rông và Đạ Tẻh (528,2 ha nhiễm nặng), TLH 9,1 - 30%, tăng 3.933,6 ha so với kỳ trước.

5.2 Cây ca cao (Diện tích canh tác: 1.572,6 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm tại Đạ Hoai, Đạ Tẻh 731,8 ha (154,8 ha nhiễm nặng), TLH 13,4 -  44%, tăng 118,5 ha so với kỳ trước.

- Loét thân: bệnh nhiễm 732,3 ha (144,2 ha nhiễm nặng) tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai, TLH 10,4 - 30%.

  III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa rải rác, ngày nắng gián đoạn và có mưa rải rác, có nới mưa vừa đến mưa to. Các đối tượng dịch hại như rầy nâu, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, khô vằn hại lúa; bệnh sưng rễ hại cây cải bắp; bệnh đốm mắt cua, nấm hồng hại cây cà phê; bệnh xì mủ thân hại cây điều có khả năng tiếp tục phát triển và lây lan. Đề nghị TTNN các huyện kiểm tra, theo dõi thường xuyên diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng để có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi dịch hại phát sinh và gây hại mạnh và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ cho bà con nông dân.

CHI CỤC TRƯỞNG

 Nơi nhận:

- Trung tâm BVTV phía Nam;

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- UBND các huyện, Tp;

- TTNN các huyện, Tp;

- Lưu: VT, KT.

 

Các tin khác