Thống kê truy cập

4473504
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
454
454
111137
4473504

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 25/10/2021 – 31/10/2021

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG

CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

 Số: 127/BC – TTBVTV

 Lâm Đồng, ngày 27 tháng 10 năm 2021

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG

Tuần 43 (Từ ngày 25/10/2021 – 31/10/2021)

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

Tuần qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, thời tiết tỉnh Lâm Đồng mây thay đổi, có mưa rải rác; nhiệt độ trung bình 18,7 – 25,8 0C, cao nhất 29,5 – 33,5 0C, thấp nhất 16 – 18,50C; độ ẩm không khí 79 – 91%, lượng mưa 15,9 – 207,3mm, tổng số giờ nắng 15,3 – 24,3h.  

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa

Vụ

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Vụ Mùa

Mạ

1.320

Đẻ nhánh

1.334

Đòng trỗ

5.675

Ngậm sữa -  chín

3.053

Thu hoạch

300

Tổng

11.682

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây ngô

(Vụ Mùa)

Cây con - PTTL

1.386,4

Tổng

1.386,4

Cây cà phê

Trái già

173.006,8

Cây điều

Chăm sóc

23.660,1

Cây chè

Chăm sóc – thu hoạch

11.287

Cây sầu riêng

Thu hoạch

13.065,7

Cây cà chua

Phát triển thân lá – thu hoạch

1.647

Rau họ thập tự

Phát triển thân lá – thu hoạch

2.426

Hoa cúc

Phát triển thân lá – thu hoạch

1.300

 II. Nhận xét tình hình SVGH trong kỳ

1. Cây lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại 58ha tại Đạ Tẻh, mật độ 37,5-50 con/m2.

- Bệnh đạo ôn lá gây hại 380ha tại Đức Trọng, Đạ Tẻh (tăng 85,1ha so với kỳ trước), TLH 7 – 13,7%.

- Bệnh khô vằn gây hại 139ha tại Đạ Tẻh (tăng 54ha so với kỳ trước), TLH 15,1-20%.

- Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại 95,1ha tại Đức Trọng, Cát Tiên, Đạ Tẻh (giảm 36,4ha so với kỳ trước), TLH 3-6,1%.

- Các đối tượng khác như rầy nâu, OBV, chuột, bọ trĩ, bệnh đốm sọc vi khuẩn, đen lép hạt,… chỉ gây hại ở mức nhẹ.

2. Cây ngô: Sâu keo mùa thu biến động nhẹ so với kỳ trước, gây hại 200,1ha tại Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng (nhiễm nặng 3ha), mật độ 2,3 – 9con/m2.

3. Cây cà phê:

- Bọ xít muỗi ít biến động so với kỳ trước, gây hại 2.168,9ha cà phê chè tại Lạc Dương, Đà Lạt, TLH 19,1 – 29%.

- Bệnh khô cành, khô quả ít biến động so với kỳ trước, gây hại 2.752,1ha tại hầu hết các huyện trồng cà phê, TLH 13,8 – 25%.

- Bệnh rỉ sắt gây hại 4.094,9ha tại Lạc Dương, Đam Rông, Bảo Lâm, TP Đà Lạt, Lâm Hà (giảm 50ha so với kỳ trước), TLH 12,5 – 29,6%.

- Mọt đục cành, rệp các loại, bệnh nấm hồng, vàng lá … chủ yếu gây hại nhẹ.

4. Cây chè:

- Bọ xít muỗi ít biến động so với kỳ trước, gây hại nhẹ 2.014ha tại Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Hà, TLH 5 – 20%.

- Bệnh thối búp gây hại 1.430ha tại Bảo Lâm, Bảo Lộc (tăng 30ha so với kỳ trước), TLH 5-11,5%.

- Các đối tượng: rầy xanh, bọ cánh tơ, … chủ yếu gây hại ở mức nhẹ.

5. Cây điều:

- Bọ xít muỗi gây hại 3.823,2ha tại 3 huyện phía Nam và Đam Rông (giảm 111ha so với kỳ trước), TLH 12,7 – 38,7%.

- Bệnh thán thư gây hại 4.300,5ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông (giảm 40ha so với kỳ trước), TLH 13,4 – 44,6%.

6. Cây sầu riêng: Bệnh chảy gôm biến động nhẹ so với kỳ trước, gây hại trung bình - nặng 1.377,3ha tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai, TLH 16,6 – 46,7%.

7. Cây rau, hoa:

Cà chua:

- Bệnh virus gây hại 246ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (3ha nhiễm nặng), giảm 8,5ha so với kỳ trước, TLH 6,7 – 26,6%.

- Bệnh mốc sương gây hại 249,7ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (11ha nhiễm nặng), giảm 9,2ha so với kỳ trước, TLH 6,7 – 33,3%.

Rau họ thập tự:

- Sâu tơ gây hại 403ha tại Lạc Dương, Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (tăng 51,6ha so với kỳ trước), mật độ từ 5,3 - 28 con/m2.

- Bệnh sưng rễ gây hại trung bình – nặng 78,3ha tại Lạc Dương, Đức Trọng, Đà Lạt (tăng 8,2ha so với kỳ trước), TLH 6,5 – 13,3%.

Hoa cúc: Bệnh sọc thân virus ít biến động so với kỳ trước, gây hại 10ha tại Đà Lạt, TLH 10 - 15%.

8. Cây trồng khác: Cây cao su, dâu tằm, chanh leo, cà rốt, dâu tây, hoa hồng,… sâu bệnh chủ yếu gây hại nhẹ.

III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

 - Cây lúa: Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông tiếp tục phát triển, gây hại mạnh trên lúa vụ Mùa giai đoạn đòng - trỗ chín; Các đối tượng khác như ốc bươu vàng, sâu cuốn lá lớn, bọ trĩ, chuột, bệnh khô vằn, đốm sọc vi khuẩn,…gây hại nhẹ rải rác.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành, khô quả, rỉ sắt, vàng lá có khả năng tăng nhẹ. Các đối tượng khác như rệp sáp, bọ xít muỗi, bệnh đốm mắt cua, mọt đục cành, sâu đục thân chủ yếu gây hại nhẹ.

- Cây điều: Thời tiết mưa nhiều, cây điều tiếp tục rụng lá, ra chồi lá non rải rác, chú ý theo dõi phòng trừ bọ xít muỗi, bệnh thán thư.

- Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục lây lan và gây hại mạnh.

- Cây rau: Thời tiết mưa nhiều cần chú ý phòng trừ bệnh mốc sương, xoăn lá virus, đốm đen gây hại trên rau họ cà; bệnh sưng rễ, thối nhũn, thối hạch, cháy lá rau họ thập tự; bệnh thối nhũn xà lách.

- Cây hoa: Ruồi đục lá, bệnh rỉ sắt, virus sọc thân, bệnh héo xanh tiếp tục gây hại rải rác trên hoa cúc, trên hoa hồng chú ý nhện đỏ, đốm đen, phấn trắng. 

- Cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại mạnh ở ngô vụ Mùa giai đoạn cây con - PTTL tại Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại một số cây trồng chủ lực trên địa bàn toàn tỉnh. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố thực hiện tốt công văn số 205/TTBVTV ngày 16/7/2021 của Chi cục về việc duy trì thực hiện công tác DTDB sâu bệnh trong điều kiện dịch Covid 19, hướng dẫn bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật sau:

2.1. Cây lúa

Hiện nay bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông tiếp tục lây lan, gây hại mạnh tại các địa phương trên lúa Mùa giai đoạn đòng – trỗ chín. Cần bám sát đồng ruộng, khuyến cáo nông dân tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong đó chú ý việc bón phân cân đối, hạn chế sử dụng đạm và phân bón lá có hàm lượng đạm cao trên các diện tích nhiễm đạo ôn, đồng thời luân phiên sử dụng một số hoạt chất như: Azoxystrobin, Tricyclazole, Fthalide + Kasugamycin, Difenoconazole + Propiconazole,…để phòng trừ, nếu áp lực bệnh cao phun lặp lại 5-7 ngày/lần đến khi khống chế được bệnh. Đối với lúa giai đoạn gần thu hoạch chọn lựa sử dụng các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn để quản lý đạo ôn. Ngoài ra chú ý phòng trừ bọ trĩ, OBV, bệnh đốm lá vi khuẩn, khô vằn, chuột, lem lép hạt... gây hại rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trỗ chín.

2.2. Cây ngô

Sâu keo mùa thu sẽ tiếp tục lây lan gây hại mạnh trên ngô vụ Mùa đang xuống giống. Cần bám sát đồng ruộng theo dõi và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời theo quy trình kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu đã được ban hành tại Quyết định số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây ngô.

2.3. Cây sầu riêng

Thời tiết mưa nhiều chú ý phòng trừ bệnh xì mủ theo quy trình kỹ thuật quản lý bệnh Phytophthora sp. hại sầu riêng do Cục BVTV ban hành. Chú ý tuân thủ thời gian cách ly đối với diện tích đang thu hoạch đảm bảo sản phẩm an toàn về dư lượng thuốc BVTV.

2.4. Cây cà phê

Cần thăm vườn thường xuyên, chú ý các đối tượng bọ xít muỗi, khô cành khô quả, rỉ sắt, rệp sáp, vàng lá. Chủ động áp dụng các biện pháp IPM tỉa cành, vệ sinh vườn, phát dọn cỏ dại và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng để quản lý sâu bệnh hiệu quả. Lưu ý từ 30/6/2021 không được phép sử dụng thuốc trừ cỏ Glyphosate (còn tồn) để diệt trừ cỏ dại, khuyến khích áp dụng các biện pháp thủ công, cơ giới quản lý cỏ dại thay thế thuốc hóa học, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Glufosinate ammonium, Diuron, Indaziflam,... đã được đăng ký trong danh mục trừ cỏ/cà phê để thay thế Glyphosate.

2.5. Cây điều

Hiện nay cây điều đang giai đoạn rụng lá, ra chồi lá non rải rác rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và lây lan đặc biệt bọ xít muỗi, bệnh thán thư. Chủ động hướng dẫn nông dân vệ sinh vườn, phát dọn cỏ dại, tỉa cành tăm, cành sâu bệnh tạo cho vườn thông thoáng. Tiếp tục theo dõi phòng trừ bọ xít muỗi, bệnh thán thư, khô cành, sâu đục thân, đục cành gây hại cây điều.

2.6. Rau, hoa

Thời gian tới khả năng thời tiết tiếp tục có mưa, hướng dẫn nông dân khơi thông hệ thống thoát nước, gieo trồng với mật độ, khoảng cách phù hợp, lên luống cao, vệ sinh đồng ruộng, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ kịp thời để cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra chú ý phòng trừ các loại bệnh hại như mốc sương, đốm lá vi khuẩn, virus hại cà chua, bệnh sưng rễ, thối nhũn, thối hạch, cháy lá hại rau họ thập tự; rỉ sắt, virus hại hoa cúc, bệnh phấn trắng, đốm đen hoa hồng./.

 

Nơi nhận:

- Trung tâm BVTV miền Trung;                        

- Lãnh đạo Chi cục TT&BVTV (B/c);

- Lưu: VT, TT, BVTV

KT. CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

 

Nguyễn Thị Phương Loan

 

 

   

 

 

Các tin khác