Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng
- Được viết: 16-09-2019 15:18
Xà lách được trồng ở Lâm Đồng hàng năm khoảng 5.500 - 5.700 ha, năng suất trung bình 20,4 tấn/ha ;sản lượng 117.200 tấn. Phần lớn diện tích canh tác theo hướng công nghệ cao trong nhà kính, nhà lưới với các giống chủ lực Lô lô xanh, Lô lô tím, Romen, Ofleak. Ngoài ra tại một số khu vực ở Đà Lạt như phường 6, 7, 8, 9, 11 trồng rải rác xà lách Scarole, xà lách Mỹ, các giống này chủ yếu canh tác ngoài trời.
Từ giữa tháng 5/2017, sau khi dịch virus TSWV bùng phát trên cây hoa cúc, do cùng ký chủ nên chỉ sau một thời gian ngắn, bệnh đốm héo do virus TSWV đã lây lan và gây hại phổ biến trên xà lách Scarole ở Đà Lạt, ngoài ra bệnh còn gây hại rải rác trên các giống lô lô xanh, romen, ofleak. Virus TSWV nhiễm cả trong nhà kính và canh tác ngoài trời. Năm 2017 có 26ha nhiễm bệnh (nhiễm nặng 20ha), TLH 30 -70%. Virus TSWV có phổ ký chủ rộng, gây hại nhiều loại cây trồng như cà chua, hoa cúc, húng quế, xà lách, cát tường,…Virus TSWV lây lan chủ yếu qua bọ trĩ , các loài bọ trĩ lan truyền virus TSWV gồm Frankliniella occidentalis, Thrips palmi. Các khu vực người dân canh tác xà lách giáp ranh với vườn hoa cúc thường bị virus gây hại mạnh.
Trước sự gia tăng nhanh về diện tích, năm 2017 và 2018 Chi cục Trồng trọt và BVTV đã tổ chức 5 lớp tập huấn (158 lượt nông dân) hướng dẫn quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây xà lách, đặc biệt là bệnh đốm héo do virus. Một số vườn bị hại nặng người dân đã chuyển đổi sang canh tác các cây trồng khác như dâu tây, rau thập tự. vì vậy hiện nay bệnh đốm héo xà lách đã giảm đáng kể chỉ còn nhiễm nhẹ rải rác 3ha, tỷ lệ hại 10-30% lây lan chủ yếu do nông dân chưa chú trọng đến công tác quản lý bọ trĩ ngay từ vườn ươm.
Hình ảnh: Xà lách scarole canh tác ngoài trời và xà lách mỡ
trong nhà kính nhiễm virus TSWV
Để quản lý tốt bệnh virus gây hại cây xà lách thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:
- Mua giống xà lách tại các vườn ươm đã được kiểm soát không có bọ trĩ, cây khỏe, sạch bệnh.
- Luân canh xà lách với các cây trồng khác như dâu tây, hành, cà rốt, rau thập tự... Không luân canh với cây hoa cúc, cà chua, húng quế.
- Canh tác xà lách trong nhà kính, nhà lưới kín đối với các giống lô lô; romen…, sử dụng lưới chắn côn trùng 40-50 mesh, cửa ra vào 2 lớp.
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy sớm cây xà lách bị bệnh trong vòng 24h.
- Canh tác hữu cơ, sử dụng các chế phẩm phân bón, thuốc BVTV sinh học, thảo mộc để quản lý dịch hại.
- Sử dụng bẫy xanh, bẫy vàng (mật độ 2 – 4 bẫy/m2) để theo dõi và kiểm soát bọ trĩ trưởng thành.
- Luân phiên sử dụng các hoạt chất như Abamectin, Imidacloprid; Azadirachtin, Chlorantraniliprole; Thiamethoxam; Dinotefuran; Citrus oil; Oxymatrine, Clothianidin, Cyantraniliprole, Lufenuron, Propargite, Pymetrozine, Spinetoram, Pyridalyl, Spirotetramat theo nồng độ khuyến cáo để phòng trừ bọ trĩ.
Lưu ý: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có thuốc BVTV đăng ký phòng trừ bọ trĩ/xà lách, cần thử nghiệm sử dụng các hoạt chất trên ở diện tích hẹp trước khi sử dụng diện rộng để tránh ảnh hưởng đến cây trồng.
- Sử dụng một số hoạt chất kích kháng khả năng chống chịu virus ngay khi trồng như Cytosinpeptidemycin, Ningnanmycin (phun 5-7 ngày/lần).
Phan Thị Nhung
Các tin khác
- Hướng dẫn biện pháp khắc phục hiện tượng sương muối gây hại cây cà phê tại Lâm Đồng - 12/02/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 04/9/2023 – 10/9/2023 - 07/09/2023
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 30 (Từ ngày 22/7/2024 – 28/7/2024) - 26/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/11/2022 – 13/11/2022 - 14/11/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 22/8/2022 - 28/8/2022 - 25/08/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 19/12/2022 – 25/12/2022 - 23/12/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 03/4/2023 – 09/4/2023 - 10/04/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 11/3/2024 – 17/3/2024 - 15/03/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/9/2022 – 02/10/2022 - 29/09/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 15/5/2023 – 21/5/2023 - 18/05/2023
- BÁO CÁO Tình hình sinh vật gây hại cây trồng Tuần 20 (Từ ngày 13/5/2024 – 19/5/2024) - 16/05/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 31/10/2022 – 06/11/2022 - 03/11/2022
- Các giải pháp giảm thiểu sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại trên cây cà chua - 16/06/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 28 (Từ ngày 08/7/2024 – 14/7/2024) - 11/07/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật hại cây trồng từ ngày 05/9/2022 - 11/9/2022 - 08/09/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/11/2023 – 03/12/2023 - 30/11/2023
- Bệnh sọc thân do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại cây hoa cúc năm 2019 tại Đà Lạt - 07/11/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/7/2023 – 16/7/2023 - 13/07/2023
- Sâu bệnh gây hại cây điều niên vụ 2020 – 2021 - 31/03/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/7/2023 – 23/7/2023 - 21/07/2023