Thống kê truy cập

4347376
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1303
18636
54969
4347376
Ngành nông nghiệp

Tình hình giống hoa nhập khẩu của các đơn vị nhập khẩu giống hoa tại Lâm Đồng năm 2018

Diện tích canh tác hoa công nghệ cao tại Lâm Đồng hiện nay đạt 3.800 ha/4.021ha (đạt 94,5%); diện tích gieo trồng hoa đạt 8.890 ha sản lượng ước đạt trên 3,29 tỷ cành, trong đó Tp Đà Lạt là địa phương sản xuất hoa chủ lực của tỉnh, chiếm khoảng 64% diện tích và 66% sản lượng.

Hội thảo “Vượt qua các thách thức trong Nông nghiệp bằng ứng dụng kinh nghiệm Israel trong canh tác thông minh”

Lâm Đồng là tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên gần 01 triệu ha, dân số gần 1,3 triệu người; là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện khí hậu phù hợp cho phát triển nông nghiệp hàng hóa với đa dạng về chủng loại cây trồng, nhất là những loại nông sản có ưu thế như rau, hoa cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, cây công nghiệp dài ngày, bò sữa, cá nước lạnh,…

Hội thảo “Hiện đại hóa khâu sản xuất giống rau, hoa ở Lâm Đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”

Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất rau, hoa; cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Năm 2017, diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh đạt 65.237 ha, sản lượng đạt trên 2,3 triệu tấn. Diện tích gieo trồng tập trung chủ yếu tại Đơn Dương (42%), Đức Trọng (35%), thành phố Đà Lạt (10%), Lạc Dương (5%), Lâm Hà (3%); còn lại (5%) tập trung rải rác ở các địa phương khác trong tỉnh. Diện tích sản xuất hoa đạt 8.652 ha sản lượng 3.081 triệu cành.

Quyết định Công nhận vườn cây sầu riêng đầu dòng

Ngày 11/10/2018, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định số 551/QĐ-SNN, về việc công nhận vườn cây sầu riêng đầu dòng của Cơ sở sản xuất và dịch vụ cây giống Trung Thành - Địa chỉ: Thôn 9, xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Quyết định Công nhận vườn cây bơ đầu dòng

Ngày 11/10/2018, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định số 552/QĐ-SNN, về việc công nhận vườn cây bơ đầu dòng của Chi nhánh Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Bơ Mỹ Hoàng Gia - Địa chỉ: Thôn 12, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên cây cà chua tại xã Ka Đô huyện Đơn Dương

Thực hiện Văn bản số 664/SNN-KH ngày 27/4/2018 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình Ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng năm 2018. Ngày 05/10/2018, Chi cục Trồng trọt phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện Đơn Dương và UBND, Hội nông dân xã Ka Đô tổ chức khai giảng lớp “Huấn luyện nông dân quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây cà chua tại xã Ka Đô.

Hội thảo “Sản xuất cây giống họ cà sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn cơ sở xuất vườn”

Tính đến nay, toàn tỉnh có 222 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống rau họ cà (với diện tích 84 ha), hàng năm cung cấp 223 - 279 triệu cây giống các loại, đáp ứng đủ nhu cầu giống phục vụ sản xuất. Trong đó, cây giống cà chua chiếm 58 - 63%; giống ớt ngọt 24 - 29%, các loại cây họ cà khác (cà tím, khoai tây, ớt) chiếm 12 - 13%.

Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên chè tại thành phố Bảo Lộc

Thực hiện kế hoạch số 664/SNN-KH ngày 27/4/2018 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng về việc Phân công nhiệm vụ triển khai các nội dung thuộc Kế hoạch thực hiện chương trình Ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng năm 2018 để giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV trên chè.

Tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả phục vụ công tác chuyển đổi năm 2018

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 276 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả, với số lượng 32,3 triệu cây/năm.

Tình hình sản xuất cây dứa tại Công ty TNHH Lê Dương

Lâm Đồng là tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Đông Nam Bộ. Với độ cao từ 200 - 1.500 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình từ 18 - 260C, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.600 mm đã chia Lâm Đồng thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, tạo nên sự đa dạng, phong phú về cây trồng, trong đó cây ăn quả có nhiều loại cây đặc sản như cây hồng ăn quả, cây bơ, cây sầu riêng,… đặc biệt cây dứa, với tổng diện tích 214 ha, diện tích thu hoạch năm 2017 là 179 ha, năng suất bình quân 225 tạ/ha, sản lượng 2.748 tấn, diện tích trồng tập trung chủ yếu tại huyện Bảo Lâm (100 ha); Đơn Dương (75 ha); Đam Rông (12 ha); Di Linh (9 ha);…. Các giống hiện đang sản xuất trên địa bàn tỉnh như: MD3, Cayen, cayen chân mộng,…