Tình hình sản xuất cây chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 27-01-2022
Cây chè là cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Lâm Đồng, năm 2021 toàn tỉnh có 11.287,4 ha; diện tích kinh doanh 11.176,6 ha, năng suất trung bình 143,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 160.719,5 tấn chè búp tươi. Diện tích sản xuất chè của tỉnh tập trung chủ yếu tại huyện Bảo Lâm với 7.150 ha và thành phố Bảo Lộc 2.650 ha, các huyện thành phố còn lại sản xuất với diện tích nhỏ
HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH
- 11-01-2022
Sau khi thu hoạch cây cà phê cần thời gian để phục hồi và tập trung dinh dưỡng cho quá trình phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả. Để đảm bảo năng suất, chất lượng cà phê cho niên vụ tiếp theo, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng hướng dẫn người dân sản xuất cà phê áp dụng một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cà phê giai đoạn sau thu hoạch:
Tình hình canh tác cây bơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2021
- 08-12-2021
Tính đến tháng 12 năm 2021, diện tích bơ trên toàn tỉnh Lâm Đồng là 8.137,3 ha (tăng khoảng 11,46% so với năm 2020), trong đó diện tích đang cho thu hoạch là 4.657,2 ha với năng suất bình quân 154,2 tạ/ha và sản lượng ước đạt 71.825,1 tấn (tăng khoảng 23,3% so với năm 2020). Khoảng 96,8% (7.878,6 ha) diện tích bơ được trồng xen trong vườn cà phê và chỉ khoảng 3,2% diện tích được trồng thuần (258,7 ha), việc trồng xen trong vườn cà phê vừa giúp nâng cao giá trị kinh tế cho bà con nông dân trên một đơn vị diện tích vừa góp phần trong việc canh tác cà phê bền vững.
Tình hình canh tác cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 08-12-2021
Theo số liệu thống kê từ các địa phương đến tháng 12 năm 2021, diện tích cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 13.065,7 ha, trong đó diện tích trồng mới 2.209 ha, diện tích đang cho thu hoạch là 6.412 ha với năng suất bình quân 127,7 tạ/ha và sản lượng ước đạt 81.851,6 tấn. Khoảng 65,5% (8.562 ha) diện tích sầu riêng được trồng xen trong vườn cà phê, vườn cây ăn quả khác và khoảng 34,5% (4.503,7 ha) diện tích được trồng thuần; việc trồng xen trong vườn cà phê vừa giúp nâng cao giá trị kinh tế cho bà con nông dân trên một đơn vị diện tích vừa góp phần trong việc canh tác cà phê bền vững. Diện tích trồng sầu riêng tập trung tại huyện Đạ Hoai 3.891,5 ha, Di Linh 3.364,2 ha, Bảo Lâm 2.494 ha, Đạ Tẻh 1.250 ha và 2.066 ha trồng rải rác tại các huyện Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Cát Tiên và TP. Bảo Lộc.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
- 03-12-2021
Theo số liệu tổng hợp của các địa phương tính đến ngày 16/11/2021 diện tích cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 6.904 ha, trong đó diện tích thu hoạch 1.773,8 ha, năng suất bình quân ước đạt 24,3 tạ/ha, sản lượng 3.947 tấn.
HƯỚNG DẪN THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2021-2022
- 03-12-2021
Niên vụ cà phê 2021-2022 đang bước vào giai đoạn thu hoạch chính vụ; để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê, tiếp tục duy trì và xây dựng thương hiệu cà phê của tỉnh Lâm Đồng. Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng hướng dẫn người dân sản xuất cà phê áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cho giai đoạn thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2021
- 03-12-2021
Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp năm 2021, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 172.992 ha, trong đó: cà phê vối 160.533,7 ha, cà phê chè 12.182,3 ha và cà phê mít 206 ha; diện tích kinh doanh 162.054,1 ha.
Quản lý chất lượng giống cây trồng để tạo ra sản phẩm có giá trị
- 20-08-2021
Giống cây trồng được coi là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản. Vì vậy, thời gian qua, các cơ quan chức năng trong tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh cây giống. Từ đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Đề án “Nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025”
- 05-07-2021
Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu có bản quyền các giống hoa mới, có giá trị thương mại cao thích nghi với điều kiện canh tác của tỉnh Lâm Đồng để phục vụ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm hoa nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Ngày 03/6/2021, Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án “Nhập khẩu giống hoa có bản quyền phục vụ phát triển ngành sản xuất hoa giai đoạn 2021 - 2025”.